DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttps://stttt.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Chủ nhật - 20/10/2013 21:05
Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
DIC - Văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã được ban hành nhanh hơn, số lượng văn bản nợ đọng đã giảm theo từng năm.
Chi tiết Danh mục văn bản:- http://baodientu.chinhphu.vn/Uploaded/tranducmanh/2013_10_20/Danh%20muc%20luat%20phap%20lenh1.doc Danh mục luật, pháp lệnh do Quốc hội, UBTV Quốc hội ban hành từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII đến hết tháng 7/2013.http://baodientu.chinhphu.vn/Uploaded/tranducmanh/2013_10_20/DM%20VB%20huong%20dan%20luat%20co%20hieu%20luc%202.doc - Danh mục văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực thi hành (Số liệu thống kê đến hết ngày 15/10/2013).http://baodientu.chinhphu.vn/Uploaded/tranducmanh/2013_10_20/DM%20VB%20huong%20dan%20luat%20sap%20hieu%20luc%203.doc - Danh mục văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh chuẩn bị có hiệu lực thi hành (Số liệu thống kê đến hết ngày 15/10/2013).Theo thống kê, từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII đến ngày 19/10/2013, Chính phủ, các Bộ, ngành đã ban hành 369 Nghị định, gần 189 Quyết định và hàng trăm Thông tư hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh. Cụ thể, năm 2011 đã ban hành: 125 Nghị định, 73 Quyết định; năm 2012 ban hành: 109 Nghị định, 59 Quyết định; năm 2013 có 135 Nghị định, 57 Quyết định,… đã được ban hành).Nếu tính riêng, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Quốc hội đương nhiệm đã thông qua 37 luật, pháp lệnh. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ đã ban hành 101 văn bản quy định chi tiết thi hành, trong đó có: 70 Nghị định, 6 Quyết định, 24 Thông tư, 1 Thông tư liên tịch.Đặc biệt, nhiều luật đã được ban hành tương đối đầy đủ các văn bản quy định chi tiết như: Luật Giá, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Đo lường, Luật Thủ đô, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Khiếu nại…Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, chất lượng của văn bản quy định chi tiết thi hành so với những năm trước đây đã từng bước được nâng cao, giảm thiểu tối đa tình trạng quy định chung chung, mang tính nguyên tắc, khó thực hiện hoặc giao lại cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ tiếp tục quy định cụ thể. http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=163070 Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013. Luật này phải ban hành 56 văn bản hướng dẫn liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp, có ảnh hưởng rộng, nội dung liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều lĩnh vực, tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp như xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, thương mại… Đến nay, đã ban hành được 26 Nghị định và 1 Thông tư hướng dẫn. Như vậy còn 28 văn bản hướng dẫn luật này sẽ được ban hành, trong đó có 3 văn bản chưa đến hạn ban hành và 25 văn bản thuộc dạng nợ đọng. Đây hiện là luật đang đứng đầu về số văn bản quy định chi tiết thi hành còn nợ đọng. Tuy vậy, tiến độ ban hành văn bản quy định chi tiết Luật này cũng đã có những tiến bộ vượt bậc so với trước đây khi ban hành các nghị định quy định chi tiết Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008. Nội dung các văn bản phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; đảm bảo tính công khai, minh bạch, hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó, các cơ quan soạn thảo đã chú trọng đến tính khả thi của văn bản, do đó về cơ bản các văn bản quy định chi tiết được ban hành đã bảo đảm sự phù hợp với thực tế. Một số nội dung chưa thực sự phù hợp với thực tiễn như: Xử phạt xe không chính chủ, ghi tên cha mẹ trên Chứng minh nhân dân... cũng đã được kịp thời điều chỉnh.Tuy nhiên, tình trạng nợ đọng văn bản vẫn còn. Tính đến 19/10/2013, còn 46 Nghị định, 9 quyết định quy định chi tiết 37 luật, pháp lệnh của Quốc hội Khóa XIII chưa được ban hành.Nỗ lực giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng văn bảnThống kê của Bộ Tư pháp cho thấy, so với các năm trước đây, số lượng văn bản nợ đọng đã có hướng giảm, cụ thể là giai đoạn 2001 - 2010, trung bình mỗi năm là 78 văn bản; từ năm 2011 đến nay, trung bình mỗi năm là 50 văn bản.Riêng năm 2013, Quốc hội thông qua một số luật có nhiều nội dung phải quy định chi tiết, cần ban hành số lượng lớn văn bản quy định chi tiết như Bộ luật lao động, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật giáo dục đại học dẫn đến số lượng văn bản nợ đọng có sự tăng đột biến.Chính vì vậy, từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, từng bước khắc phục tình trạng này.Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, ngành tập trung giải quyết tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực phụ trách, nỗ lực đến hết năm 2013 cơ bản hoàn thành việc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã được ban hành từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII đến nay. Đặc biệt là giải quyết dứt điểm các văn bản nợ đọng đối với luật, pháp lệnh có hiệu lực từ 1/7/2013 trở về trước.Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành đã quan tâm, chỉ đạo sát sao việc thực hiện các giải pháp đã được Chính phủ đề ra; ban hành chương trình, kế hoạch; tăng cường đầu tư nguồn lực thực hiện; đôn đốc, giám sát, thực hiện công khai tình hình ban hành văn bản nhằm đảm bảo chất lượng, đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh và bước đầu đã khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản.Nếu so với thời điểm cuối tháng 6/2013 có 107 văn bản Nghị định, Quyết định nợ đọng; cuối tháng 8/2013 là 92 văn bản; cuối tháng 9 còn 82 văn bản nợ đọng thì con số 55 văn bản Nghị định, Quyết định còn nợ đọng ở thời điểm này đã cho thấy sự nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành trong việc giải quyết tình trạng nợ đọng văn bản.Công khai tình trạng nợ đọng, lập Đoàn kiểm tra liên ngànhĐể giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực phụ trách, trong thời gian tới, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt và giám sát chặt chẽ việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, văn bản quy định chi tiết thi hành.Đồng thời, chú trọng hơn nữa đến công tác xây dựng các chương trình, kế hoạch để triển khai thi hành luật, pháp lệnh; các chương trình, kế hoạch thi hành luật, pháp lệnh phải có lộ trình cụ thể, rõ ràng, nhất là việc ban hành các văn bản quy định chi tiết.Bên cạnh đó, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường hoạt động tham vấn, huy động sự đóng góp ý kiến của chuyên gia, thực sự cầu thị trong việc tiếp thu những ý kiến xác đáng để nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật. Chú ý hơn nữa việc lấy ý kiến của các đối tượng có lợi ích gắn liền với quy định pháp luật, nhất là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hiệp hội nghề nghiệp.Về phía các Bộ ngành, sẽ đề cao trách nhiệm cá nhân của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trước Quốc hội, UBTV Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, ban hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong việc xây dựng và thi hành pháp luật; thực hiện nghiêm nguyên tắc khi trình dự án luật, pháp lệnh phải có dự thảo văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành kèm theo.Ngoài ra, các Bộ ngành sẽ tăng cường công tác phối hợp trong việc tuyên truyền, phổ biến, bảo đảm các điều kiện, nguồn lực để thi hành luật, pháp lệnh, bảo đảm gắn kết giữa xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật; tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị định số 55 về công tác pháp chế; có chính sách phù hợp phát triển nguồn nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế ở các Bộ, ngành, địa phương; tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất để triển khai thi hành luật, pháp lệnh, xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết…Kết quả thực hiện công tác này phải được coi là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành và người đứng đầu Bộ, ngành.Đặc biệt, hàng tháng, tình hình soạn thảo, trình và nợ đọng văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh của các Bộ, cơ quan ngang Bộ sẽ được công khai trên Cổng Thông tin Điện tử của Chính phủ.Tới đây, Bộ Tư pháp cũng sẽ phối hợp với Văn phòng Chính phủ thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra tại một số Bộ, ngành có tình trạng nợ đọng văn bản lớn.