DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttps://stttt.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ sáu - 18/10/2013 05:35
DIC - Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua các cấp, ngành tích cực phổ biến, triển khai những nội dung cơ bản, các mô hình thí điểm đến cán bộ, công chức. Nhờ đó đã tạo bước chuyển biến tích cực trong nhận thức của các tổ chức, cán bộ, công chức và người dân hiểu về CCHC; góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia giám sát hoạt động của bộ máy hành chính, đặc biệt là giám sát hoạt động của cán bộ, công chức trong việc thực hiện cơ chế một cửa.
Để nâng cao trách nhiệm, thái độ, tinh thần gắn với việc quản lý cán bộ, công chức các cấp, ngành đã thường xuyên chú trọng tới việc xây dựng và thực hiện đạo đức, văn hóa nghề nghiệp, tác phong làm việc, qua đó giảm phiền hà, nâng cao hiệu quả công việc. Đến nay, cơ bản cán bộ công chức các cơ quan, đơn vị đã thay đổi lề lối, tác phong giờ làm, nâng cao hiệu quả công việc. Đặc biệt là từ việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, cách tiếp dân, thái độ phục vụ của cán bộ công chức đã có sự thay đổi rõ rệt. /uploads/news/2013_10/1_31.jpg Cán bộ “một cửa” UBND xã Thanh Xương, huyện Điện Biên giải quyết hồ sơ, thủ tục cho người dân (Ảnh: An Biên)Theo đánh giá của Sở Nội vụ, ngoài những kết quả đạt được quá trình thực hiện công tác CCHC cho thấy, một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm, chú trọng việc phổ biến, quán triệt các nội dung cơ bản của Chương trình tổng thể CCHC nhà nước của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đến cán bộ, công chức trong đơn vị. Việc triển khai hoạt động còn mang tính hình thức chưa đi vào chiều sâu. Chính vì vậy đã làm cho một bộ phận cán bộ, công chức, trong đó có cả cán bộ quản lý nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò, mục tiêu và tầm quan trọng của công tác CCHC, làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả tổ chức, triển khai thực hiện công tác CCHC chung của tỉnh. Có lúc, có nơi vẫn còn cán bộ nhũng nhiễu khiến nhân dân chưa hài lòng.Điển hình là trong thực hiện cải cách thể chế. Việc tổ chức cho cán bộ, công chức tham gia đóng góp ý kiến vào các dự thảo luật, pháp lệnh, nghị định... do các bộ, ngành, trung ương soạn thảo đã được các cấp, ngành tỉnh chủ động triển khai thực hiện với nhiều hình thức, đóng góp nhiều ý kiến giá trị cho các cơ quan soạn thảo. Tuy nhiên, một số đơn vị khi triển khai nội dung này chỉ mang tính hình thức, chung chung, chất lượng tham gia, góp ý kiến chưa cao. Quá trình triển khai thực hiện Đề án 30, nhận thức và trách nhiệm của người đứng đầu một số ngành chưa cao, chưa có sự chỉ đạo quyết liệt, hiểu chưa rõ về thủ tục hành chính, còn lúng túng, bị động nhiều lần làm ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả chung.Việc nâng cao chất lượng, trình độ, lề lối tác phong làm việc chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ là một trong những nội dung CCHC quan trọng của tỉnh từ nay đến năm 2020. Theo đó ngoài bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu công việc trong nền hành chính hiện nay đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức tự tu dưỡng, rèn luyện mình, giữ gìn phẩm chất, tư cách đạo đức. Mỗi cán bộ làm công tác quản lý, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải nêu cao tinh thần gương mẫu đi đầu, tận tụy hoàn thành tốt nhiệm vụ, tạo được hình ảnh đẹp cũng như uy tín đối với đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức đơn vị.