DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttps://stttt.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ năm - 20/04/2017 02:56
Ngày 18/4/2017, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị Phổ biến Luật Tiếp cận thông tin. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị Bộ TT&TT cùng đại diện các doanh nghiệp TT&TT.
Hội nghị được tổ chức nhằm phổ biến, tập huấn pháp luật về khiếu nại, tố cáo và thực tế áp dụng các quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo trong những năm vừa qua cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành TT&TT; đảm bảo quyền tiếp cận thông tin từ 2 phía tổ chức, cá nhân và cơ quan Nhà nước được thực hiện hiệu quả và minh bạch. /uploads/news/2017_04/fffff.png Bà Dương Thị Thanh Mai, Nguyên viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp phát biểu tại Hội nghị. Tại Hội nghị, bà Dương Thị Thanh Mai, Nguyên viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp cho biết: Quyền tiếp cận thông tin và một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân thuộc nhóm quyền dân sự - chính trị đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp quốc năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam là thành viên, Quyền tiếp cận thông tin tiếp tục được khẳng định trong nhiều điều ước quốc tế khác như Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng, Tuyên bố Rio về Môi trường và phát triển, Công ước UNECE về tiếp cận thông tin môi trường. Luật Tiếp cận thông tin gồm 5 chương, 37 điều, cụ thể như sau: Chương I - Những quy định chung (16 điều, từ Điều 1 đến Điều 16), bao gồm các quy định về phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ, quyền tiếp cận thông tin của công dân; nguyên tắc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân; nguyên tắc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin; chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin; thông tin công dân được tiếp cận, thông tin công dân không được tiếp cận, thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện; quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp cận thông tin; phạm vi và trách nhiệm cung cấp thông tin, cách thức tiếp cận thông tin; các hành vi bị nghiêm cấm; chi phí tiếp cận thông tin; giám sát việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; khiếu nại, khởi kiện, tố cáo; xử lý vi phạm; áp dụng pháp luật về tiếp cận thông tin. /uploads/news/2017_04/rrrr.jpg Toàn cảnh Hội nghị Chương II - Công khai thông tin (6 điều, từ Điều 18 đến Điều 22) gồm các quy định về thông tin phải được công khai, hình thức, thời điểm công khai thông tin, việc công khai thông tin trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, trên phương tiện thông tin đại chúng, đăng Công báo, niêm yết và xử lý thông tin không chính xác. Chương III - Cung cấp thông tin theo yêu cầu (10 điều, từ Điều 24 đến Điều 32), gồm các quy định về loại thông tin được cung cấp theo yêu cầu; hình thức yêu cầu cung cấp thông tin; hình thức cung cấp thông tin theo yêu cầu; tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin, giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin và từ chối yêu cầu cung cấp thông tin; trình tự, thủ tục cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin, trình tự cung cấp thông tin thông qua mạng điện tử, trình tự, thủ tục cung cấp thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax và xử lý thông tin cung cấp theo yêu cầu không chính xác. Chương IV - Trách nhiệm đảm bảo thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân (3 điều, từ Điều 33 đến Điều 35), gồm các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân; trách nhiệm của cơ quan cung cấp thông tin trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin; trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ và UBND các cấp trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân. Chương V - Điều khoản thi hành (2 điều, Điều 36 và Điều 37) gồm quy định về điều khoản áp dụng và hiệu lực thi hành. Đặc biệt, hội nghị còn dành nhiều thời gian để thảo luận và trao đổi về các vấn đề liên quan đến triển khai thực hiện Luật Tiếp cận thông tin. Luật Tiếp cận thông tin được Quốc hội thông qua ngày 6/4/2016; Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 19/4/2016 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2018.