DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttps://stttt.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ tư - 11/11/2009 19:51
Đại biểu Nguyễn Việt Dũng (TPHCM) góp ý dự Luật Bưu chính
Sáng 11-11-2009, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để cho ý kiến về Dự luật Bưu chính. Nhiều nội dung tiếp tục được đưa ra thảo luận dù đã qua một phiên thảo luận tổ trước đó.
Với lý do phục vụ nhu cầu và lợi ích chung thiết yếu các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân mọi người đều có quyền tiếp cận có quyền hưởng thụ nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng dịch vụ bưu chính công ích rất cần được Nhà nước quản lý Đây cũng là điều được dự thảo luật đặt ra nhưng dịch vụ này theo ban soạn thảo sẽ được thực hiện thông qua việc Nhà nước tổ chức doanh nghiệp công đảm nhiệm cung cấp hoặc giao cho một doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện thực hiện Tất nhiên trong trường hợp này Nhà nước vẫn có vai trò điều tiết đặc biệt nhằm bảo đảm sự công bằng trong phân phối bảo đảm khả năng tiếp cận bình đẳng cho mọi công dân Mặt khác Bộ Thông tin Truyền thông e ngại loại hình dịch vụ này mang tính phục vụ cao khó thu hồi vốn và không có lợi nhuận sẽ khiến các doanh nghiệp không tha thiết đầu tư Tán thành đánh giá này đại biểu Nguyễn Việt Dũng TPHCM nhận định bưu chính công ích là dịch vụ thiết yếu và mọi người dân đều có nhu cầu Nếu để tự do cạnh tranh trong lĩnh vực này thì chắc chắn không có doanh nghiệp bưu chính nào làm Thông lệ các nước và lịch sử bưu chính thế giới cũng đúc kết như vậy Hiện các nước vẫn xác định có mạng dịch vụ bưu chính công ích và Nhà nước phải có trách nhiệm cung cấp cho người dân với giá cả và chất lượng phù hợp Cũng theo đại biểu Nguyễn Việt Dũng nên giao cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đứng ra cung cấp dịch vụ công này xét trên cả cơ sở hạ tầng cũng như năng lực cung cấp dịch vụ Đại biểu Lê Việt Trừng An Giang đồng tình chỉ có đơn vị này mới đủ khả năng tiếp cận và cung ứng dịch vụ đến các vùng sâu bảo đảm ANQP trong mọi điều kiện khó khăn Tuy nhiên như phiên thảo luận tổ các đại biểu cũng đề nghị cần quy định rõ loại hình doanh nghiệp hoạt động công ích với các loại hình doanh nghiệp khác trong lĩnh vực bưu chính cũng như cần làm rõ tổ chức bộ máy phù hợp với hoạt động bưu chính công ích Ngược lại đại biểu Nguyễn Văn Thời Thái Nguyên lại cho rằng không nên chỉ định doanh nghiệp thực hiện dịch vụ bưu chính công ích cho dù đó là Tập đoàn Bưu chính Việt Nam Lý do mà ông Thời đưa ra là việc chỉ định một doanh nghiệp như cậy sẽ làm hạn chế tính cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ chịu thiệt thòi Hơn nữa theo một số đại biểu việc quy định về dịch vụ bưu chính công ích chưa thể hiện tính chất xã hội hóa của Nhà nước ta về lĩnh vực này Nên có ít nhất ba doanh nghiệp công ích chứ không nên chỉ quy định một doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn Liên quan đến cơ sở phục vụ bưu chính cấp xã điểm bưu điện văn hóa xã ban soạn thảo dự kiến sẽ đưa vào các văn bản của Chính phủ để đảm bảo tính linh hoạt và tính khả thi Điều này không được đại biểu Bùi Thị Hòa Đắk Nông Trần Tiến Cảnh Hà Nam Trần Thị Lộc Bắc Kạn nhất trí Lý do là các điểm bưu điện văn hóa xã đã hoạt động từ 10 năm nay dù một số nơi chưa mang lại hiệu quả nhưng đã có những đóng góp nhất định trong việc tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận với các dịch vụ bưu chính cũng như các kiến thức pháp luật khoa học chính sách của Đảng và Nhà nước Do đó loại hình này cần được chế định trong luật để củng cố phát triển và nâng cao chất lượng Cùng góp ý hoàn chỉnh dự thảo luật đại biểu Trần Thị Quốc Khánh Hà Nội kiến nghị Chính phủ cần nghiên cứu kỹ về tính đồng bộ hợp lý của luật Theo bà Khánh một số quy định trong dự luật không phù hợp với thực tế đồng thời cần có chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ này để giảm bớt gánh nặng đầu tư của Nhà nước Chia sẻ với đại biểu Khánh đại biểu Nguyễn Văn Phát Thanh Hóa đặt vấn đề hiện nay khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thụ hưởng các ưu điểm của dịch vụ bưu chính Vì thế ông Phát đề nghị dự luật cần thêm những quy định khuyến khích và phát triển hệ thống dịch vụ bưu chính tại những địa bàn này Về nội dung khiếu nại và bồi thường thiệt hại Chương VIII đại biểu Trần Thế Vượng Hải Dương Ngô Văn Minh Quảng Nam Trần Du Lịch TPHCM nhận xét các điều khoản chưa rõ ràng chưa thống nhất Các đại biểu này lưu ý bản chất hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính giữa người cung cấp và người sử dụng là một hợp đồng dân sự về cung ứng dịch vụ vì thế hai bên hoàn toàn bình đẳng về tư cách pháp lý Mọi vấn đề phát sinh do đó phải được coi là tranh chấp không phải là khiếu nại Doanh nghiệp không thể được quyền quy định về thủ tục mức đền bù cho thiệt hại do chính mình gây ra Như vậy chương VIII cần được xây dựng theo hướng tranh chấp hợp đồng dân sự và tuân theo các quy định pháp luật dân sự Cũng trong sáng qua với 84,58% ý kiến tán thành Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán Ngân sách Nhà nước NSNN năm 2010 nghị mức bội chi NSNN năm 2010 ở mức 6,2% tổng sản phẩm trong nước 119.700 tỷ đồng Quốc hội tán thành các giải pháp thực hiện dự toán NSNN năm 2010 do Chính phủ trình và kiến nghị của Ủy ban Tài chính Ngân sách trong báo cáo thẩm tra đồng thời nhấn mạnh tám giải pháp trọng tâm Tiếp tục chính sách tài khóa linh hoạt có kiểm soát chặt chẽ phấn đấu tăng thu triệt để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả chi Chính phủ thực hiện tốt các luật thuế chỉ đạo kiên quyết công tác thu NSNN hạn chế tối đa tình trạng gian lận thuế kê khai tính thuế nợ đọng thuế quản lý chặt chẽ chi NSNN theo đúng Luật NSNN và các nghị quyết của Quốc hội năm 2010 phát hành trái phiếu chính phủ 56 nghìn tỷ đồng bằng mức năm 2009 để đầu tư các dự án công trình thuộc lĩnh vực và danh mục đã được quyết định đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ theo nghị quyết của Quốc hội tăng cường quản lý theo đúng quy định của pháp luật các khoản chi ngoài cân đối NSNN các khoản vay tạm ứng ngân sách tổng kết đánh giá và rà soát các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu khác tiếp tục giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp và thực hiện xã hội hóa các loại hình sự nghiệp nhất là y tế giáo dục với mức độ cao tổng kết thực hiện nhiệm vụ tài chính NSNN năm năm 2006 2010 và mười năm 2001 2010 định hướng phát triển tài chính NSNN năm năm 2011 2015 và Chiến lược mười năm 2011 2020 Chiều cùng ngày Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi