DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttps://stttt.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ năm - 02/10/2014 10:33
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng đóng dấu phát hành Bộ tem.
(Mic.gov.vn) - Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Lê Trọng Tấn, ngày 1/10/2014, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phối hợp với Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 100 năm sinh Lê Trọng Tấn” (1914-1986). Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đã tới dự và phát biểu tại lễ phát hành.
Bộ tem gồm 1 mẫu do họa sỹ Võ Lương Nhi thiết kế theo phong cách đồ họa thể hiện hình ảnh chân dung Đại tướng Lê Trọng Tấn trong quân phục Quân đội Nhân dân Việt Nam ở tư thế oai phong trên nền lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” đang tung bay. Hình ảnh chân dung của đại tướng thể hiện bản lĩnh kiên cường, lỗi lạc của một vị tướng được coi là một trong những tướng đánh trận giỏi nhất Việt Nam. Bộ tem có khuôn khổ 43x32mm, giá 3000 đồng, được cung ứng trên mạng lưới với sản lượng 1.000.000 tem cước phí. /uploads/news/2014_10/2.jpg Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại buổi lễ. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho biết, việc phát hành đặc biệt Bộ tem nhân kỷ niệm 100 năm sinh Đại tướng Lê Trọng Tấn là việc làm hết sức ý nghĩa để tướng nhớ, tri ân, tôn vinh trước những đóng góp lớn lao của Đại tướng trong nền lịch sử nước nhà. Bộ tem được thiết kế theo phong cách đồ hoạ với hình ảnh nổi bật là chân dung Đại tướng thể hiện hình ảnh người chiến sỹ cộng sản trung kiên, mưu lược và sáng tạo. Nhân dịp này, Thứ trưởng cũng đã gửi lời cảm ơn tới Bộ Quốc phòng, các cơ quan ban ngành trung ương đã phối hợp, hỗ trợ Vietnam Post trong việc phát hành Bộ tem. /uploads/news/2014_10/3.jpg /uploads/news/2014_10/4.jpg Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam Lê Trọng Tấn tên thật là Lê Trọng Tố, sinh ngày 01/10/1914, tại làng Yên Nghĩa, thôn An Định (cũ), xã Nghĩa Lộ, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Ông từng là Viện trưởng Học viện Quân sự Cao cấp, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam. Ông tham gia Việt Minh từ năm 1944 và là ủy viên quân sự Ủy ban khởi nghĩa của tỉnh Hà Đông từ tháng 8 năm 1945. Sau Cách mạng tháng Tám, ông trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Khi chiến tranh Đông Dương bùng nổ năm 1946, ông tham gia công tác quân sự. Từ 1945 đến 1950, là Trung đoàn phó rồi Trung đoàn trưởng các trung đoàn: Sơn La, Sơn Tây, quyền khu trưởng Khu XIV, khu phó Liên khu X. Khi Quân đội Nhân dân Việt Nam thành lập các đại đoàn chủ lực, ông trở thành Đại đoàn trưởng đầu tiên của Đại đoàn 312 - Đại đoàn Chiến thắng (nay là Sư đoàn) ở tuổi 36. Trong trận Điện Biên Phủ, Đại đoàn 312 do ông chỉ huy đã đánh trận mở màn vào cao điểm Him Lam ngày 13/3/1954 và kết thúc chiến dịch vào ngày 7/5/1954, bắt sống tướng Đờ Ca-xtơ-ri và ban chỉ huy tập đoàn cứ điểm.