DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttps://stttt.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ sáu - 22/02/2013 02:59
Nhân viên Phòng Báo Điện tử Điện Biên Phủ cập nhật tin tức lên Báo điện tử. Ảnh: Quảng Sơn
DIC - Sự tiến bộ của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, internet… đã mang lại nhiều cơ hội cho các cơ quan báo chí, truyền thông. Tuy nhiên, cùng với những cơ hội cũng là không ít thách thức, đòi hỏi các cơ quan báo chí phải đổi mới mạnh mẽ, tìm cho mình hướng đi thích hợp để trụ vững và đáp ứng nhu cầu bạn đọc. Các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh Điện Biên cũng không thể nằm ngoài quy luật ấy.
Tòa soạn đa phương tiện Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và internet đã hỗ trợ đắc lực cho các báo điện tử phát triển. Điều đó cũng lấy đi không ít độc giả của các ấn phẩm báo giấy. Báo Điện Biên Phủ cũng nằm trong xu hướng chung đó khi số lượng bạn đọc các ấn phẩm báo giấy đang giảm dần. Hầu hết những độc giả trẻ (từ 15–25 tuổi) đều dành sự quan tâm và tìm kiếm thông tin từ các báo điện tử, trang mạng xã hội. Do đó, các ấn phẩm báo giấy đã và đang gặp nhiều khó khăn trong tăng số lượng phát hành, thu hút quảng cáo…Để thích ứng với xu hướng chung đó, các tòa báo đang dần chuyển sang mô hình tòa soạn đa phương tiện với sự tích hợp của nhiều thể loại báo chí, không chỉ đơn thuần một ấn phẩm báo in. Làm báo trong xu thế hội nhập trên, Báo Điện Biên Phủ cũng sớm bắt theo thời cuộc vớisự ra đời ấn phẩm báo điện tử song song với các ấn phẩm báo giấy. Cùng với sự nâng cấp và phát triển của ấn phẩm báo điện tử, hiện nay Báo Điện Biên Phủ đang là tích hợp của các loại hình báo chí: Báo in, báo hình, báo điện tử… Mỗi ấn phẩm đáp ứng nhu cầu của từng lớp bạn đọc khác nhau, với sở thích khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo được tôn chỉ, mục đích của một tờ báo Đảng địa phương. Một trong những tiêu chí hàng đầu là các ấn phẩm báo Đảng địa phương phải đảm bảo tính định hướng, phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương; không thể chạy theo thị hiếu giật gân, câu khách. Nhưng chính yếu tố này cũng làm giảm đi tính cạnh tranh của các ấn phẩm báo Đảng địa phương với những tờ báo mang tính thị trường. Điều này đặt ra yêu cầu đối với các ấn phẩm báo Đảng là phải đổi mới mạnh mẽ hơn trong cách chuyển tải thông tin, bám sát vào đời sống xã hội, có sự định hướng rõ ràng trong các vấn đề đề cập. Mô hình tòa soạn đa phương tiện là cách mà Báo Điện Biên Phủ đã và đang hướng tới, song ở thời điểm này vẫn đang là sự tìm tòi, rút kinh nghiệm để có được sự chuyên nghiệp, chất lượng ở mỗ iấn phẩm.Bởi ở loại hình báo chí nào cũng cần có sự đầu tư lớn, nghiêm túc về cả chất lượng ấn phẩm và số lượng người làm nghề chắc tay. Đào tạo và đào tạo lại các nhà báo Sự phát triển của công nghệ thông tin, internet đã phục vụ đắc lực cho các tòa soạn báo trong việc tìm kiếm và chia sẻ thông tin,là phương tiện để chuyển tải, kết nối thông tin. Tuy nhiên, đây cũng là mặt hạn chế khi mà những người làm báo đang ngày càng lười suy nghĩ, vận độngbởi “cái gì không biết thì tìm kiếm trên internet”. Làm việc trong các tòa soạn đa phương tiện, rõ ràng người làm báo phải thông thạo và sử dụng được các thiết bị công nghệ hỗ trợ nhưng cũng không được quá phụ thuộc vào nó. Để đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng các ấn phẩm báo chí ở đủ mọi loại hình đặt ra yêu cầu phải đào tạo và đào tạo lại các nhà báo và những người làm báo nói chung. Cùng với Báo Điện Biên Phủ, Đài PT-TH tỉnh cũng đã xây dựng và đưa website vào hoạt động, cập nhật thông tin trên mạng, đáp ứng nhu cầu của lượng bạn đọc nhất định. Việc thêm các trang tin điện tử hay các ấn phẩm báo in đều nhằm đáp ứng nhu cầu bạn đọc và cũng làm cho đời sống báo chí trên địa bàn thêm phong phú, độc giả có thêm kênh tìm hiểu, nắm bắt thông tin. Điều đó đã tạo ra sự cạnh tranh không nhỏ giữa các ấn phẩm báo chí khi mà cũng chỉ thông tin đó, sự kiện vậy, các nhà báo phải xử lý, chế biến thông tin làm sao cho phù hợp với từng ấn phẩm mà bạn đọc tiếp nhận, không thấy mình bị…mắc lừa là sao chép thông tin. Đơn cử, cùng một sự kiện diễn ra trên địa bàn, người làm báo truyền hình có cách chuyển tải thông tin theo hướng hình ảnh là chủ đạo, người làm báo giấy có cách nhìn nhận, phân tích vấn đề sâu sắc, thấu đáo hơn và người làm tạp chí, tạp san chuyên ngành lại có cách tiếp cận vấn đề ở khía cạnh khác…Tất cả những điều đó đều chung mục tiêu cung cấp thông tin cho bạn đọc ở nhiều góc cạnh, nhiều chiều. Yêucầu thực tế đòi hỏi điều đó vì vậy mỗi người làm báo cũng cần được nâng cao về năng lực, trình độ và phương thức tác nghiệp. Trong tòa soạn báo in (báo giấy) có báo hình, báo điện tử và trong tòa soạn báo hình cũng có báo điện tử, báo phát thanh thì tất nhiên các nhà báo, phóng viên làm việc trong môi trường đó cũng phải dần bắt kịp xu hướng đa phương tiện đó, không chỉ là cách đơn thuần làm báo giấy hay báo hình. Trong khi đó, với hầu hết những người làm báo trên địa bàn hiện nay đã quen với cách làm báo truyền thống trước kia (chỉ tập trung cho báo giấy hoặc báo hình, phát thanh) mà chưa nắm bắt hoặc chưa thuần thục trong việc tác nghiệp cho nhiều loại hình báo chí. Do đó, yêu cầu đào tạo và đào tạo lại đội ngũ những người làm báo là cần thiết. Mỗi tòa soạn cùng với việc xây dựng mô hình phát triển phù hợp cũng phải có lộ trình đào tạo cho người làm báo lành nghề hơn,trởthành cácnhà báo đa phương tiện đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc mà trước hết là yêu cầu công việc./.