Hiệu quả từ chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở
Lý Như Quỳnh
2013-06-26T22:20:48-04:00
2013-06-26T22:20:48-04:00
https://stttt.dienbien.gov.vn/vi/news/chuyen-doi-so/Hieu-qua-tu-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-dua-thong-tin-ve-co-so-1407.html
/themes/default/images/no_image.gif
DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên
https://stttt.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ hai - 24/06/2013 23:44
Dic- Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm rút ngắn khoảng cách về hưởng thụ thông tin, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho người dân. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, đến nay, chương trình bước đầu đã góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo ở các xã vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn của tỉnh Điện Biên.
Ngày 05/7/2011, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 615/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015. Đồng thời giao Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối quản lý chương trình, tham mưu giúp UBND tỉnh tổ chức triển khai, giám sát việc thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh. Chương trình do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì và là một trong 15 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011 theo Quyết định số 2331/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 20/12/2011, được thực hiện tại 250 huyện và 3.000 xã, trong đó ưu tiên 1.700 xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo trên phạm vi cả nước trong đó có Điện Biên.Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở gồm 3 dự án: Tăng cường năng lực cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở; tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở; tăng cường nội dung thông tin và truyền thông về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. /uploads/news/2013_06/1_5.jpg Sản xuất chương trình phát thanh tại Đài PT-TH Điện Biên.Từ khi triển khai thực hiện chương trình, đến nay, tỉnh đã mở 4 lớp đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý thông tin và truyền thông cấp tỉnh, cấp huyện, cán bộ các đài Truyền thanh - Truyền hình, cán bộ phụ trách văn hóa - thông tin và cán bộ phụ trách các trạm truyền thanh cơ sở của 112 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh với tổng số 176 học viên, giúp cán bộ thông tin và truyền thông có một cách nhìn tổng thể về hệ thống thông tin cơ sở; tầm quan trọng của hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở đối với công tác thông tin, tuyên truyền, chỉ đạo, điều hành của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương; những định hướng của công tác thông tin và truyền thông cơ sở trong thời gian tới; nắm được những nghiệp vụ cơ bản về khai thác, viết tin bài và chuyên môn kỹ thuật…Riêng trong năm 2012, tỉnh đã đầu tư và tiến hành xây dựng mới 4 đài truyền thanh cấp xã là: Mường Thín, Mùn Chung, Pú Nhung của huyện Tuần Giáo và Thanh Chăn huyện huyện Điện Biên; nâng cấp trạm phát lại truyền thanh truyền hình của 2 xã là: Chà Cang huyện Mường Nhé và Mường Luân huyện Điện Biên Đông. Từ đó góp phần tăng cường cơ sở vật chất, bảo đảm về kỹ thuật, mở rộng vùng phủ sóng cũng như đối tượng phủ sóng cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở, đưa thông tin tuyên truyền của Đảng và chính quyền đến với đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa được hiệu quả hơn. Với mục tiêu tăng cường đưa nội dung thông tin tuyên truyền phổ biến chủ chương, chính sách, pháp luật của nhà nước; cung cấp, giới thiệu các kinh nghiệm, các gương điển hình tiên tiến trong sản xuất, hoạt động xã hội; phổ biến kiến thức về các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các hoạt động sản xuất; giới thiệu, phổ biến các thông tin về bảo tồn văn hóa, phục vụ đồng bào khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới thông qua các chương trình phát thanh, truyền hình, ấn phẩm truyền thông, xuất bản phẩm… Đồng thời, từ năm 2011 đến nay, tỉnh đã cho xuất bản 20.000 tờ gấp chuyên đề về phòng chống mua bán người, phát hành đến 100% xã, phường, thị trấn; xây dựng phóng sự chuyên đề về phòng chống ma túy (thời lượng 20 phút), phát trên sóng Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện; in nhân bản phim phóng sự (500 đĩa DVD) gửi các xã, đồn biên phòng và một số bản giáp biên giới Việt-Lào, Việt-Trung nhằm tuyên truyền sâu, rộng cho nhân dân các dân tộc, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa giáp biên giới. /uploads/news/2013_06/2_5.jpg Hội thi đưa văn hóa thông tin về cơ sở.Tổng kinh phí ngân sách Trung ương cấp cho chương trình giai đoạn 2011-2013 là hơn 7 tỉ đồng, trong đó đã giải ngân được hơn 4 tỉ đồng. Từ nay đến hết năm 2013, với nguồn kinh phí cấp còn lại, tỉnh Điện Biên dự kiến sẽ đầu tư xây dựng 8 Đài truyền thanh cấp xã đồng thời mở 3 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho khoảng 100 lượt học viên là cán bộ quản lý thông tin và truyền thông cấp tỉnh, cấp huyện, cán bộ các đài Truyền thanh - Truyền hình, cán phụ trách văn hóa - thông tin và cán bộ phụ trách các trạm truyền thanh cơ sở của 112 xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh và xây dựng các phóng sự tài liệu, sản xuất khoảng 4.000.000 tờ gấp để tuyên truyền cho nhân dân các dân tộc, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, địa bàn giáp biên giới cũng như hỗ trợ phát sóng các chương trình do trung ương cấp.Việc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở đã mang lại những hiệu quả thiết thực trong việc đưa thông tin đến vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới trên địa bàn tỉnh. Đồng thời góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ thông tin và truyền thông các cấp và nâng cao năng lực cho hệ thống hạ tầng phát sóng phát thanh, truyền hình, đặc biệt là hệ thống truyền thanh cơ sở cũng như tăng cường nội dung thông tin hữu ích đến người dân trên địa bàn tỉnh, nhất là đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới góp phần nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.