Sau một năm thực hiện Chỉ thị số 01/CT - TTg ngày 09/01/2015: 125 tập thể thôn bản đăng ký tự quản 365,861km/400,861km đường biên
Nguyễn Thương
2017-05-02T21:08:10-04:00
2017-05-02T21:08:10-04:00
https://stttt.dienbien.gov.vn/vi/news/Thong-tin-doi-ngoai/Sau-mot-nam-thuc-hien-Chi-thi-so-01-CT-TTg-ngay-09-01-2015-125-tap-the-thon-ban-dang-ky-tu-quan-365-861km-400-861km-duong-bien-3347.html
/themes/default/images/no_image.gif
DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên
https://stttt.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ ba - 25/04/2017 21:51
DIC- Đây là 1 trong số những kết quả nổi bật sau 1 năm triểnkhai thực hiện Chỉ thị số 01/CT - TTg ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc "tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới" trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh về sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị số 01/CT - TTg ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh, các cấp, các ngành và hệ thống chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực, chủ động, phối hợp tổ chức triển khai đồng bộ các nội dung của Chỉ thị số 01/CT - TTg đến 29/29 xã thuộc 4 huyện biên giới và 17 Đồn Biên phòng cũng như toàn bộ lực lượng các đơn vị trong lực lượng Biên phòng tỉnh. Chủ động, tích cực, đồng bộ và trách nhiệm. Với những nội dung triển khai cụ thể như: tuyên truyền vân động nhân dân tự nguyện cam kết tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới và an ninh trật tự khu vực biên giới thông qua các hội nghị; kết hợp công tác tuyên truyền vận động với việc giúp đỡ, hướng dẫn nhân dân cách thức làm ăn, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao tinh thần cảnh giác trước thủ đoạn tuyên truyền, kích động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, lôi kéo, dụ dỗ quần chúng nhân dân vào các hoạt động di dịch cư tự do, tuyên truyền đạo trái pháp luật và các hoạt động phi pháp khác… /uploads/news/2017_04/dsc01365.jpg Đại diện một số sở, ngành và Bộ Đội Biên phòng tỉnh khảo sát công tác tuyên truyền trên tuyến biên giới Việt - Lào và chụp ảnh lưu niệm tại cột mốc cửa khẩu Huổi Puốc- Điện Biên Cũng từ công tác tuyên truyền, vân động, cùng với việc xây dựng quy chế phối hợp thực hiện phong trào "tự quản đường biên, mốc quốc giới và an ninh trật tự ở khu biên giới"giữa các Đồn Biên phòng và chính quyền xã, mà Đồn Biên phòng là lực lượng chủ trì, nòng cốt trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới và giữ gìn trật tự an toàn xã hội và UBND xã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành các hoạt động tự quản của quần chúng nhân dân trong tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc. Kết quả, sau 1 năm triển khai Chỉ thị số 01/CT - TTg tại 29/29 xã biên giới đã có 125 tập thể (thôn, bản) đăng ký 365,861km/400,861km đường biên; UBND các huyện đã quyết định công nhận: 2.789 hộ với tổng số 3.8 16 người đăng ký tự quản 173/187 cột mốc và 04 công trình biên giới; 347 tổ tự quản an ninh trật tự thôn bản với 2.041 thành viên. Năm 2016 các tổ và các thành viên trong tổ tự quản an ninh trật tự thôn bản đã nêu cao tinh thần, trách nhiệm, thường xuyên nắm chắc tình hình an ninh, trật tự thôn bản, phát huy vai trò đấu tranh, ngăn chặn các loại tội phạm và giúp Đồn Biên phòng, chính quyền địa phương giải quyết những vụ việc, vấn đề phức tạp về an ninh trật tự và các quy định về cư trú, đi lại, hoạt động trong khu vực biên giới, quy ước của thôn bản cũng như thực hiện tốt các phong trào xây dựng gia đình, thôn bản văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Từ những kết quả tích cực đạt được, UBND các huyện thuộc diện triển khai phong trào theo Chỉ thị số 01/CT - TTg đã tặng giấy khen cho 32 tập thể, cùng 52 cá nhân đã có thành tích trong công tác tham gia bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới. Bài học kinh nghiệm từ thực tế. Tuy nhiên, ngoài những kết quả tích cực đã đạt được sau 1 năm thực hiện Chỉ thị 01/CT - TTg cũng vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như: việc triển khai ở một số địa phương còn chậm, duy trì các phong trào chưa thường xuyên, liên tục; công tác phối hợp chưa thực sự chặt chẽ và cũng từ đó Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh cũng đã rút ra 4 bài học kinh nghiệm từ công tác triển khai Chỉ thị là: (1)Phải làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động và làm cho quần chúng nhân dân hiểu rõ nghĩa vụ, trách nhiệm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tham gia quản lý, bảo vệ biên giới, hiểu sâu về mục đích, ý nghĩa nội dung của Chỉ thị và tự giác tham gia thực hiện có hiệu quả; (2) Khơi dậy niềm tự hào dân tộc, truyền thống đoàn kết, đấu tranh bảo vệ biên giới của quần chúng nhân dân đồng thời phát huy vai trò của Già làng, Trưởng bản, người có uy tín trong việc vận động tập thể, hộ gia đình và cá nhận tự nguyện tham gia; (3) Công tác phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và các đối tượng liên quan cùng với xây dựng quy chế phối hợp rõ ràng, nhất là bố trí sử dụng lực lượng xử lý và vụ việc liên quan đến chủ quyền an ninh biên giới; (4) Đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ củng cố cơ sở chính trị vững vàng, quan tâm hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân; thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, xây dựng điển hình tiên tiến, kịp thời động viên khích lệ quần chúng nhân dân. Tăng cường các giải pháp thực hiện hiệu quả phong trào Đề tiếp tục tổ chức, triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT - TTg ngày 09/1/2015 của Thủ tướng chính phủ, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp, nhiệm vụ triển khai trong toàn lực lượng mà trọng tâm là các Đồn Biên phòng trong thời gian tới cần tập trung triển khai là: Các Đồn Biên phòng cần tích cực tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã biên giới tiếp tục duy trì thực hiện phong trào với các nội dung cụ thể: Phối hợp khảo sát kỹ những đoạn biên giới và cột mốc chưa đăng ký tự quản nếu xét có đủ điều kiện thì tiếp tục tuyên truyền vận động, tổ chức cho các tập thể, hộ gia đình và cá nhân đăng ký tham gia tự quản; Củng cố, bổ sung, xây dựng Quy chế duy trì hoạt động của các "Tổ tự quản an ninh trật tự" ở khu vực biên giới; Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ cấp xã và Đồn Biên phòng, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện nội dung, phương pháp thực hiện phong trào đồng thời quan tâm bồi dưỡng người có uy tín hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung của phong trào toàn dân bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia nhằm phát huy tối đa vai trò người có uy tín trong tuyên truyền, vận động gia đình, dòng họ, quần chúng nhân dân tham gia; đặc biệt nêu cao vai trò chủ đạo của các Đồn Biên phòng trong công tác tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh thực hiện các chương trình, kế hoạch của tỉnh như: Giải quyết tình hình phức tạp về tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh; công tác đấu tranh, ngăn chặn hoạt động di cư trái phép của người Mông Việt Nam sang Lào trên khu vực biên giới tỉnh Điện Biên gắn với phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.