DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttps://stttt.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ ba - 24/09/2013 23:37
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son phát biểu tại Hội nghị (Ảnh nguồn: Mic.gov.vn)
DIC- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, sáng qua (24/9), Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son chủ trì hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg và sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan Nhà nước và sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan Nhà nước.
Tại điểm cầu Điện Biên, ông Chu Xuân Trường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, cùng đại diện lãnh đạo một số phòng thuộc sở; lãnh đạo, chuyên viên Sở Nội vụ và Văn phòng UBND tỉnh dự họp.Hội nghị đã nghe Cục Ứng dụng CNTT, Bộ TT&TT báo cáo đánh giá tình hình 5 năm thực hiện Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg và sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg. Báo cáo nêu rõ: 5 năm qua, các cơ quan Nhà nước đã nỗ lực ứng dụng hệ thống thống thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản và điều hành trong công việc. Tỷ lệ trao đổi văn bản, tài liệu điện tử giữa các cơ quan Nhà nước ngày càng tăng. Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin tại các bộ, ngành, địa phương từng bước được quan tâm. 100% bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ đã triển khai hệ thống thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản phục vụ điều hành. 97,6 % các tỉnh, thành phố thành phố trực thuộc Trung ương triển khai hệ thống thư điện tử và 98% ứng dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành phục vụ công việc. Tuy nhiên, việc ứng dụng hệ thống thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản và điều hành trong công việc có lúc, có đơn vị còn hạn chế; phần lớn các văn bản được trao đổi vẫn bằng hình thức giấy tờ truyền thống; nhiều cơ quan, đơn vị chưa ứng dụng chữ ký số trong trao đổi văn bản điện tử,…Riêng tỉnh Điện Biên, đã có 95% các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh và 60% các cơ quan Nhà nước cấp huyện được trang bị các phần mềm có chức năng quản lý văn bản và điều hành qua mạng. Tỷ lệ cán bộ CCVC thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc cấp tỉnh, cấp huyện đạt trên 70%, cấp xã 9%. Tổng số cơ quan Nhà nước có cổng thông tin điện tử/trang thông tin điện tử 14/29 (đạt 52%) . Trong 5 năm qua, nhiều cơ quan, đơn vị đã ban hành các văn bản, chính sách nhằm thúc đẩy sử dụng hệ thống thư điện tử, tăng cường trao đổi văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan Nhà nước. Tỷ lệ văn bản, tài liệu điện tử được trao đổi qua mạng giữa các cơ quan Nhà nước ngày càng tăng. Đa số các CBCC, VC đã được đào tạo nhằm nâng cao trình độ ứng dụng CNTT; trong đó có nội dung hướng dẫn sử dụng hệ thống thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản và điều hành. Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin tại các cơ quan, đơn vị đang từng bước được quan tâm.Hội nghị cũng nghe nhiều báo cáo tham luận về kết quả triển khai Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg và Chỉ thị số 15/CT-TTg của cơ quan Trung ương và địa phương.Kết luận tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã đánh giá khái quát một số nội dung đạt được trong thời gian qua và triển khai một số nội dung cần thực hiện trong thời gian tới, gồm: Tận dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có. Tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản và điều hành nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả công việc; hiệu quả điều hành, hướng tới cải cách hành chính, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên bảo đảm kinh phí, nguồn nhân lực duy trì, nâng cấp hệ thống thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản và điều hành. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện trao đổi, xử lý văn bản điện tử. Ban hành, nâng cấp tính pháp lý của các văn bản để góp phần nâng cao hiệu quả. Đưa việc sử dụng văn bản điện tử là một trong yêu cầu bắt buộc và một tiêu chí đánh giá thi đua hằng năm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các Chỉ thị tại các cơ quan, đơn vị. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT và việc ƯDCNTT đối với mọi mặt đời sống xã hội nói chung và với cải cách hành chính nói riêng. Đồng thời, đề nghị các bộ, ngành và các địa phương quan tâm đầu tư trang thiết bị, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về CNTT cho đội ngũ cán bộ, công chức.