DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttps://stttt.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ năm - 24/12/2009 01:00
DIC- Chính phủ điện tử (CPĐT) vẫn đang là đề tài được nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới quan tâm và nghiên cứu. Vì vậy, có nhiều khái niệm khác nhau về CPĐT nhưng một khái niệm được nhiều người chấp nhận là: "Chính phủ điện tử là Chính phủ ứng dụng CNTT để đổi mới tổ chức, đổi mới quy trình, giúp cho các cơ quan Chính phủ làm việc hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý nhà nước".
Với cách hiểu này việc xây dựng CPĐT Ở Việt Nam bắt đầu từ khi các CQNN sử dụng máy tính tính nâng cao hiệu quả hoạt động và phục vụ người dân tốt hơn để thành công như Đan Mạch Thụy Điển Singapore Hàn Quốc Mục tiêu của CPĐT Mục tiêu của chung của CPĐT là để cải tiến mối tác động qua lại giữa ba chủ thể Chính phủ người dân và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tiến trình chính trị xã hội và kinh tế đất nước tiến đến nền Chính phủ hiện đại Theo kinh nghiệm của các nước phát triển có 5 mục tiêu lớn thường được đặt ra cho CPĐT 1 Nâng cao năng suất và tính hiệu quả của các CQNN Việc rà soát tái lập lại các qui trình và thủ tục để giảm bớt nạn quan liêu hỗ trợ việc cung cấp dịch vụ nâng cao năng suất về mặt hành chính và tăng cường tiết kiệm trong thời gian trung và dài hạn Đây cũng chính là những lợi ích mà ứng dụng CNTT có thể đem lại 2 Tạo môi trường kinh doanh tốt hơn Việc sử dụng CNTT trong hoạt động của Chính phủ và việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin sẽ tạo ra môi trường thúc đẩy kinh doanh thông qua việc cải thiện mối tác động qua lại và tương tác giữa CQNN và doanh nghiệp Bằng việc tập trung giảm bớt các khâu rườm rà trong thủ tục chú trọng đến việc cung cấp dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả sẽ tạo ra các điều kiện thu hút đầu tư nhiều hơn 3 Khách hàng trực tuyến không phải xếp hàng Điều này liên quan trực tiếp đến việc cung cấp một cách hiệu quả các hàng hóa và dịch vụ công cộng cho người dân thông qua việc phản hồi nhanh chóng của Chính phủ Mục tiêu này hướng đến việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công cộng qua hệ thống máy tính và mạng máy tính là chủ yếu với sự tham gia tối thiểu của các cán bộ nhân viên trong bộ máy 4 Tăng cường sự điều hành có hiệu quả của Chính phủ và sự tham gia rộng rãi của người dân Nâng cao tính minh bạch và tin cậy của thông tin qua việc đẩy nhanh ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành cũng như mở ra các cơ hội mới cho người dân được chủ động tham gia góp ý vào các vấn đề về điều hành và hoạch định chính sách CNTT sẽ hỗ trợ cho việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ và nhanh chóng Việc phổ biến rộng rãi thông tin sẽ hỗ trợ việc trao quyền cho người dân cũng như quá trình đưa ra quyết định của CQNN Tính minh bạch của thông tin không chỉ thể hiện sự dân chủ mà còn gây dựng nên sự tin cậy giữa những nhà lãnh đạo và tính hiệu quả trong điều hành Mặt khác đây cũng nhằm vào mục tiêu chống tham nhũng Tuy nhiên nó cần thực hiện kết hợp cùng với các cơ chế khác mới trở nên có hiệu lực đầy đủ 5 Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các cộng đồng vùng sâu vùng xa CNTT sẽ giúp cho Chính phủ có thể vươn tới các nhóm cộng đồng này hỗ trợ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại đó bằng cách tạo điều kiện cho họ tham gia vào các hoạt động chính trị cũng như cung cấp tối đa các dịch vụ và hàng hóa dụng cụ thiết yếu Các mục tiêu trên không được liệt kê theo thứ tự quan trọng Tùy theo điều kiện của Chính phủ tự xác định các mục tiêu ưu tiên cho mình Các mục tiêu này không chỉ dừng lại ở tính hiệu quả của các thủ tục của Chính phủ mà còn là cải cách và phát triển toàn diện Có bốn dạng dịch vụ cụ thể được cung cấp thông qua CPĐT Một là Chính phủ với Công dân Government-to-citizen G2C bao gồm phổ biến thông tin tới công chúng các dịch vụ công dân cơ bản như gia hạn giấy phép cấp giấy khai sinh khai tử đăng ký kết hôn và kê khai các biểu mẫu nộp thuế thu nhập cũng như hỗ trợ người dân đối với các địch vụ cơ bản như giáo dục chăm sóc y tế thông tin bệnh viện thư viện và các dạng dịch vụ khác Hai là Chính phủ với doanh nghiệp Government-to-business G2B bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau được trao đổi giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp bao gồm cả việc phổ biến các chính sách các qui định và thê chế Các dịch vụ được cung cấp bao gồm truy xuất các thông tin về kinh doanh tải các mẫu đơn gia hạn giấy phép đăng ký kinh doanh xin cấp phép và nộp thuế Các dịch vụ được cung cấp thông qua các giao dịch G2B cùng hỗ trợ việc phát triển kinh doanh đặc biệt là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việc đơn giản hóa các thủ tục xin cấp phép hỗ trợ quá trình phê duyệt đối với các yêu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thúc đẩy kinh doanh phát triển Ở mức cao hơn các dịch vụ G2B bao gồm việc mua sắm điện tử và trao đổi trực tuyến giữa Chính phủ với các nhà cung cấp để mua sắm hàng hóa và dịch vụ cho Chính phủ Một ví dụ điển hình là các website mở và đấu thầu Việc mua sắm điện tử làm cho quá trình đấu thầu trở nên minh bạch và cho phép các doanh nghiệp nhỏ có thể tham gia đấu thầu đối với các dự án lớn của Chính phủ Hệ thống này cũng giúp cho Chính phủ có thể tiết kiệm chi tiêu thông qua việc cắt giảm chi phí cho môi giới trung gian và chi phí hành chính Ba là Chính phủ với người lao động Government-to-employees G2E Các dịch vụ G2E còn bao gồm cả các dịch vụ G2C và các dịch vụ chuyên ngành khác dành riêng cho các công chức Chính phủ như việc cung cấp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực qua đó cải tiến các chức năng hành chính hàng ngày cũng như cách thức giải quyết công việc với người dân Bốn là Chính phủ với Chính phủ Government-to-government G2G các dịch vụ G2G được triển khai ở hai cấp độ Ở địa phương hoặc trong nước hoặc ở cấp độ quốc tế Các dịch vụ G2G là các giao dịch giữa Chính phủ trung ương/quốc gia và các chính quyền địa phương giữa các vụ và các công ty có quan có liên quan Đồng thời các dịch vụ G2G là các giao dịch giữa các Chính phủ và có thể được sử dụng như một công cụ của các mối quan hệ quốc tế và ngoại giao