DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttps://stttt.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Chủ nhật - 17/11/2013 22:18
Trong những năm gần đây bộ máy nhà nước đã xây dựng và ban hành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đồ sộ, điều chỉnh hầu hết các mối quan hệ xã hội cần có pháp luật điều chỉnh. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng chất lượng VBQPPL ở Việt Nam còn thấp và ngày càng xuất hiện nhiều VBQPPL yếu kém
/uploads/news/2013_11/1_12.jpgNhững biểu hiệnThứ nhất, sự yếu kém thể hiện ở chỗ các quy định pháp luật có hiệu lực thấp, không đạt được các mục tiêu đề ra. Ví dụ, Luật Giá được ban hành năm 2012 với mục tiêu ổn định giá nói chung và giá của một số mặt hàng được coi là thiết yếu nói riêng, trong đó có giá sữa cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ai cũng biết giá các sản phẩm sữa vẫn tăng nhiều lần với tốc độ cao trong những năm gần đây.Thứ hai, hệ thống pháp luật có nhiều điểm chồng chéo, mâu thuẫn, thể hiện sự thiếu nhất quán và thiếu tôn trọng pháp luật của một số cơ quan. Nhiều VBQPPL có nội dung không rõ ràng, cụ thể, gây khó khăn trong việc thi hành ở các cấp chính quyền và chứa đựng khe hở cho sự tùy tiện, nhũng nhiễu của các công chức liên quan. Ví dụ, Nghị định 72/2013/NĐ-CP cho phép thành lập các trang tin điện tử tổng hợp có tác động tạo thuận lợi cho việc ăn cắp bản quyền về tin, bài của các báo vì theo quy định trang tin điện tử không được làm tin riêng, phải lấy lại tin của các báo.Thứ ba, nhiều quy định pháp luật không khả thi do Nhà nước không thể thực hiện được hoặc gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của xã hội. Một số ví dụ điển hình là quy định về việc thịt lợn phải bán trong tám tiếng kể từ khi giết mổ; quan tài công chức không được để nắp kính; ghi tên cha mẹ trong chứng minh thư...Những điểm yếu này đã và đang gây ra nhiều tác động bất lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quy định pháp luật không khả thi, không hiệu lực chính là những biểu hiện của sự lãng phí nguồn lực đất nước. Quan trọng hơn, các chính sách, quy định pháp luật không hiệu quả và thay đổi nhanh đã làm cho môi trường chính sách trở nên bất ổn, gây khó khăn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp.Đâu là nguyên nhân?Nghiên cứu và thực tiễn phát triển kinh tế trên thế giới đã chỉ ra rằng chất lượng của chính sách, pháp luật là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quan trọng hơn rất nhiều so với tài nguyên thiên nhiên hay vị trí địa lý.Vấn đề đặt ra là Nhà nước cần có những giải pháp để nâng cao chất lượng chính sách, VBQPPL. Để có được giải pháp tốt trước tiên chúng ta cần tìm hiểu các nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng chất lượng thấp của nhiều VBQPPL hiện này.Thứ nhất, nguyên nhân gốc rễ của nhiều yếu kém trong xây dựng chính sách, VBQPPL là tư duy quản lý lạc hậu: nhiều cán bộ chưa có nhận thức rõ về vai trò cũng như hạn chế của cơ quan công quyền. Ở bất cứ chế độ nào, quốc gia nào, Nhà nước chỉ làm những việc mà xã hội cần Nhà nước làm và có rất nhiều vấn đề xã hội không cần có sự can thiệp của Nhà nước. Bên cạnh đó nguồn lực của Nhà nước luôn là hữu hạn, cụ thể hầu hết các nhà nước trên thế giới đều phải vay nợ để chi tiêu. Nhận thức sai lầm về vai trò của Nhà nước dẫn đến nhiều quy định pháp luật không cần thiết khi điều chỉnh những vấn đề thuộc phạm vi cá nhân, dân sự. Bên cạnh đó, nhiều quy định pháp luật không thể thi hành được do Nhà nước không có đủ nguồn lực.Thứ hai, hiện nay Việt Nam thiếu một cơ chế phối hợp liên ngành có hiệu quả để quản lý chất lượng chính sách, VBQPPL một cách hiệu quả. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 quy định ba cơ chế chính quản lý chất lượng VBQPPL: (i) thẩm định của Bộ Tư pháp; (ii) thẩm tra của Văn phòng Chính phủ và (iii) thẩm tra của Ủy ban thường vụ Quốc hội.Các cơ chế hiện nay chưa đủ mạnh do Bộ Tư pháp không đủ năng lực chuyên môn để đánh giá các chính sách của các ngành, lĩnh vực khác. Quan trọng hơn, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ không có quyền từ chối các dự thảo VBQPPL chất lượng thấp.Ngoài ra, các cơ chế này không hiệu quả còn do sự nể nang, ngại va chạm giữa các cơ quan quản lý chất lượng và cơ quan soạn thảo. Trong khi đó, trên thực tế có hiện tượng cơ quan soạn thảo vận động các cơ quan thẩm định, thẩm tra để được thông qua những chính sách có lợi cho ngành mình.Thứ ba, năng lực con người về xây dựng chính sách, pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu. Điều này thể hiện ở tất cả các khâu trong quá trình xây dựng VBQPPL, từ nghiên cứu, dự thảo, thẩm tra và thẩm định VBQPPL. Thực tiễn cho thấy các dự thảo VBQPPL ít khi được xây dựng trên nền tảng của những nghiên cứu khoa học, thực tiễn để tìm hiểu rõ vấn đề mà VBQPPL cần điều chỉnh. Nhiều khi dự án xây dựng VBQPPL được giao cho một nhóm cán bộ cấp phòng dự thảo với một thời gian biểu hạn chế. Thường xuyên, việc soạn thảo VBQPPL được giao cho các cán bộ không được đào tạo kỹ năng soạn thảo văn bản pháp luật. Do đó, nhiều VBQPPL có ngôn ngữ không rõ ràng, có thể hiểu theo nhiều nghĩa, khó thực hiện trong thực tế.Đề xuất các giải phápThứ nhất, cần có sự thay đổi căn bản về tư duy quản lý nhà nước trong toàn bộ hệ thống nhà nước theo tinh thần xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển”, đảm bảo Nhà nước thực hiện hiệu quả và chỉ thực hiện những chức năng của Nhà nước, không can thiệp vào các vấn đề xã hội có thể tự giải quyết hoặc các vấn đề không đáng để Nhà nước phải can thiệp.Thứ hai, Nhà nước cần xây dựng một cơ chế quản lý chất lượng chính sách, pháp luật đủ mạnh và có hiệu quả. Về phía Chính phủ, cần có một cơ quan độc lập với các bộ làm chức năng quản lý chất lượng VBQPPL. Cơ quan này cần có đội ngũ nhân viên đủ năng lực về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật để thẩm định chất lượng của các VBQPPL cả về nội dung chính sách và hình thức, thẩm quyền pháp luật. Cơ quan này cũng cần có đủ thẩm quyền để bác bỏ các đề xuất xây dựng pháp luật không cần thiết, không khả thi, không đúng thẩm quyền. Cơ quan này cũng thực hiện chức năng phối hợp giữa Chính phủ và Quốc hội trong xây dựng luật, pháp lệnh để đảm bảo rằng Quốc hội và Chính phủ thống nhất quan điểm trước khi văn bản được trình ra Quốc hội, tránh hiện tượng các dự thảo bị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bác bỏ sau khi đã tốn rất nhiều công sức chuẩn bị và tránh việc Quốc hội phải thay đổi chương trình xây dựng pháp luật. Ủy ban cải cách thể chế của Tổng thống ở Hàn Quốc là một ví dụ hữu ích về mô hình tổ chức cơ quan này.Thứ ba, cần nâng cao năng lực cán bộ và thực hiện chuyên môn hóa trong xây dựng pháp luật. Cán bộ chuyên ngành cần được đào tạo chuyên sâu về phân tích chính sách và chỉ tập trung vào việc phân tích và đề xuất giải pháp chính sách. VBQPPL cần được giao cho các cán bộ có chuyên môn về pháp luật dự thảo dựa trên đề xuất chính sách đã được thông qua.