DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttps://stttt.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ ba - 04/11/2014 17:28
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son chụp ảnh lưu niệm với Đoàn công tác Bộ Bưu chính và Viễn thông Lào
(Mic.gov.vn) - Ngày 4/11/2014, Đoàn công tác của Bộ Bưu chính Viễn thông Lào do Thứ trưởng Sithong Thongkeo dẫn đầu đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Tiếp xã giao đoàn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Bắc Son đã hoan nghênh và thông tin cho đoàn về quá trình phát triển của Bộ TT&TT về quản lý nhà nước trong lĩnh vực viễn thông. /uploads/news/2014_11/t2.jpg Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son tiếp xã giao Thứ trưởng Bộ Bưu chính và Viễn thông Lào Sithong Thongkeo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng đã cảm ơn Chính phủ Lào, Bộ Bưu chính và Viễn thông Lào đã hỗ trợ cho các đơn vị của Bộ TT&TT trong việc thực hiện các nhiệm vụ đã cam kết về hợp tác quản lý viễn thông, tên miền, đào tạo cán bộ, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đang cung cấp dịch vụ viễn thông tại Lào. Trước đó, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng và Thứ trưởng Sithong Thongkeo đã có buổi làm việc song phương về kinh nghiệm thành lập cơ quan quản lý viễn thông và tần số vô tuyến điện. /uploads/news/2014_11/t3.jpg Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng và Thứ trưởng Sithong Thongkeo làm việc song phương về kinh nghiệm thành lập cơ quan quản lý Viễn thông và tần số vô tuyến điện. Để quản lý được lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, Bộ TT&TT đã xây dựng Luật viễn thông và tần số vô tuyến điện, trình Quốc hội và đã được ban hành năm 2009. Ngoài ra, quản lý chuyên ngành còn có Luật giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin và Luật báo chí, Thứ trưởng Lê Nam Thắng chia sẻ. /uploads/news/2014_11/t4.jpg Để thể chế hóa Luật viễn thông, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết Bộ TT&TT đã có 4 chính sách thúc đẩy: Tạo môi trường thúc đẩy thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh; Hình thành một số tập đoàn mạnh về viễn thông, cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông; Đưa ra các chính sách viễn thông công ích thúc đẩy doanh nghiệp phát triển hạ tầng viễn thông ở vùng sâu, vùng xa; và Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực Viễn thông. Việt Nam hiện đã là thành viên của WTO và đang đàm phán tham gia Hiệp định xuyên Thái Bình Dương TPP và hàng loạt các hiệp định thương mại tự do với Úc, Hàn Quốc, New Zealand, các nước ASEAN, châu Âu và phải chuẩn bị đủ các điều kiện để tham gia các Hiệp định để mở cửa thị trường. Để tham gia các Hiệp định này, Việt Nam cũng phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam đủ khả năng đầu tư ra nước ngoài. Minh chứng vừa qua Viettel, VNPT đã đầu tư ra nước ngoài, xây dựng nhà máy, cung cấp dịch vụ ở ASEAN, châu Phi, châu Mỹ la tinh. /uploads/news/2014_11/t5.jpg Đoàn công tác Bộ Bưu chính và Viễn thông Lào Đối với Bộ Bưu chính Viễn thông Lào là đơn vị mới thành lập, Bộ TT&TT hiện đang tích cực hỗ trợ Lào triển khai một số dự án quan trọng về nâng cao năng lực quản lý nhà nước gồm: Dự án viện trợ hệ thống thiết bị kiểm soát tần số cho cơ quan quản lý tần số Lào với quy mô đầu tư 58,1 tỷ đồng bằng nguồn vốn viện trợ ODA của Chính phủ Việt Nam. Dự án này vừa được Bộ TT&TT Việt Nam hoàn thành và bàn giao cho Bộ Bưu chính Viễn thông Lào sử đụng đầu tháng 4 vừa qua. Bên cạnh đó, Việt Nam còn hỗ trợ Lào trong một số dự án: Dự án hỗ trợ Lào thu hồi và quản lý tên miền Internet quốc gia “.LA”, Hỗ trợ đào tạo cán bộ, quản lý, khai thác, kinh nghiệm xây dựng chính sách quản lý tên miền Interet; Tổ chức các cuộc họp về phối hợp tần số giữa hai nước, trong đó tập trung giải quyết các khiếu nại tại khu vực biên giới…; Cung cấp đào tạo 25 học bổng trình độ Đại học tại Học viện Bưu chính Viễn thông và hỗ trợ Lào về kỹ thuật tổ chức ASEM 9.