DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttps://stttt.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Chủ nhật - 13/12/2015 21:30
Sau khi nghe các Ban HĐND tỉnh trình bày kết quả thẩm tra các báo cáo, tờ trình của UBND tỉnh vào buổi sáng nay - chiều 10/12, các đại biểu dự kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh đã chia thành 5 tổ thảo luận, tham gia nhiều ý kiến về Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2015; mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2016; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 tỉnh Điện Biên và các nội dung liên quan đến các báo cáo, tờ trình.
Trong đó, đóng góp vào Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2015; mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2016. Đại biểu Vừ A Bằng, Tổ đại biểu số 1 (TP. Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên Đông) đề nghị xem lại số liệu đánh giá tăng (nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 41,92%, tăng 0,19% so với năm 2015), vì nếu năm 2016 tỷ lệ che phủ rừng là 41,92% thì chỉ tăng 0,08% so với năm 2015. Đối với Đề án 79, đã sắp xếp ổn định tại chỗ cho 8.454 hộ thuộc 128 bản, cần xem lại số liệu, vì như vậy sắp xếp ổn định dân cư tại Mường Nhé là trên 1/2 tổng dân số toàn huyện là quá lớn, có phù hợp không? Đại biểu cũng băn khoăn đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, vì tình trạng sinh viên ra trường của các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh không tìm được việc làm ngày càng tăng; đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Do đó, đại biểu đề nghị tỉnh có giải pháp giao cho các ngành chức năng rà soát lại nhu cầu cần đào tạo từng chuyên ngành, từng cấp học, bậc học để có hướng đào tạo, giao chỉ tiêu đào tạo hàng năm cho các trường để sát với thực tế, tránh đào tạo tràn lan, ra trường không có việc làm. Đại biểu Vừ A Bằng cũng đề nghị tỉnh quan tâm, bố trí vốn đầu tư cầu bê tông cứng nối liên xã Chiềng Sơ với Quốc lộ 12B kéo dài. /uploads/news/2015_12/images1115053_img_4723_copy.jpg Đại biểu Vừ A Bằng, Tổ đại biểu số 1 (TP. Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên Đông). Về chương trình xây dựng nông thôn mới thì đến nay, Điện Biên vẫn là tỉnh trong nhóm đạt các tiêu chí thấp nhất trong cả nước; hầu hết các mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra không đạt được (giai đoạn 2011 - 2015 phấn đấu 20 xã điểm nông thôn mới cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí nhưng nay chỉ có 1 xã đạt 19/19 tiêu chí); nhiều đại biểu cho rằng tỉnh cần đưa ra giải pháp quyết liệt trong việc triển khai thực hiện, đồng thời tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền nhằm huy động nguồn lực từ nhân dân; nhiều cử tri mong muốn góp công sức xây dựng các công trình nông thôn mới nhằm đảm bảo chất lượng công trình. Tham gia vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 tỉnh Điện Biên, một số đại biểu đề nghị xem xét lại chỉ tiêu giảm nghèo để đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện; bổ sung thêm mục tiêu của trồng rừng sản xuất; sửa cụm từ “Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn giai đoạn (2016 – 2020) phấn đấu đạt 350 triệu USD, đến năm 2020 phấn đấu đạt 100 triệu USD, tăng trưởng bình quân hàng năm 22,67%/năm”, thành cụm từ “riêng năm 2020 phấn đấu đạt 100 triệu USD”. Đối với tờ trình về việc chia tách, thành lập bản mới tại các huyện: Mường Nhé, Điện Biên, Nậm Pồ và Mường Chà thuộc tỉnh Điện Biên. Có đại biểu cho rằng tên bản thành lập mới nếu lấy theo tên bản cũ và cộng với số thứ tự sẽ dẫn đến nhầm lẫn giữa các bản (ví như bản Mường Toong có từ 1 đến 10; bản Nậm Pố có từ 1 đến 4)... Vì vậy, đề nghị xem xét nếu được thì đặt tên theo địa danh của bản. Ngày mai (11/12), HĐND tỉnh sẽ tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất; thảo luận, thông qua các nghị quyết và bế mạc kỳ họp./.