DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttps://stttt.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ hai - 09/05/2016 21:16
Theo nhiều ý kiến, cử tri cần thể hiện quyền và trách nhiệm của mình trong bầu cử, tránh tình trạng bỏ phiếu “cho xong”, không cần biết về ứng cử viên ĐBQH là ai…
Một yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng bầu cử, chất lượng ĐBQH là trách nhiệm của cử tri. Đại đa số cử tri đều ý thức được trách nhiệm của mình trước mỗi lần bầu cử Quốc Hội và HĐND ai cũng muốn lựa chọn bầu những đại biểu đủ đức, đủ tài đại diện cho mình tham gia các cơ quan quyền lực tối cao của đất nước và địa phương. Ông Vũ Trọng Kim, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, khi tiếp xúc với bà con cử tri ở những khu dân cư vừa qua, cử tri phát biểu rất thoải mái, nói rất thật về những ứng cử viên ở nơi cư trú. Họ nói về ứng cử viên một cách rất thẳng thắn, rất thật. Điều đó cũng cho thấy cử tri đang theo dõi các ứng cử viên đang sinh hoạt ở khu dân cư rất sát. “Có nơi bảo đảm rồi thì cử tri biểu quyết không bỏ phiếu kín, chỉ dần giơ tay biểu quyết. Có nơi thì cử tri thấy cần thiết phải bỏ phiếu kín, vì họ thấy còn nhiều ý kiến khác nhau về ứng cử viên. Đó là không khí dân chủ”. /uploads/news/2016_05/images1143020_bau_cu_7_vov_iwyq.jpg Hội nghị Hiệp thương lần 3 bầu cử ĐBQH. Bỏ phiếu hộ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu khách quan trong bầu cử Tuy vậy, trong các đợt có nhiều cử tri chưa có nhận thức đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình tham gia vào bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Hiện tượng thờ ơ, thiếu coi trọng, nhờ người đi bỏ phiếu hộ là khá phổ biến ở các điểm bầu cử. Có người đi bầu cho cả gia đình và cũng có người đi bầu cho cả những người xung quanh. /uploads/news/2016_05/images1143021_ong_thong_apmr.jpg TS. Phạm Huy Thông, Phó Chủ tịch Ủy Ban đoàn kết công giáo TP. Hà Nội. TS. Phạm Huy Thông, Phó Chủ tịch Ủy Ban đoàn kết công giáo TP. Hà Nội cho rằng, việc nhờ người bỏ phiếu không còn là hiện tượng cá biệt trong những cuộc bầu cử gần đây, nhất là ở nông thôn, một người đi bầu cho cả nhà 7-8 người. “Năm nay, đề nghị phải giám sát để phát hiện ra những trường hợp đi bầu cử thay, những ai không về được thì bầu cử luôn ở nơi họ đăng ký lao động. Bỏ phiếu hộ sẽ phần nào gây ra tình trạng thiếu khách quan trong bầu cử”. Bà Nguyễn Thị Vân Lan, nguyên Phó đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng cho rằng, vẫn còn một số ít cử tri ít quan tâm đến chính trị, ít tham gia sinh hoạt hội họp ở tổ dân phố, các đoàn thể ở địa phương nên thường thiếu thông tin. Các tổ chức, Mặt trận, đoàn thể, tổ dân phố nên quan tâm thu hút số cử tri này tham gia sinh hoạt để cung cấp cho họ những thông tin đầy đủ chính thống về tiểu sử các ứng cử viên để họ có trách nhiệm cân nhắc lựa chọn những Đại biểu xứng đáng đại diện cho mình bầu vào Quốc hội. GS Nguyễn Lân Dũng, Đại biểu Quốc hội các khóa X, XI, XII cho rằng, cử tri phải hiểu mình là công dân, đừng bỏ đi quyền lợi của công dân. Những người không đi bỏ phiếu, hoặc đi bầu hộ đều không coi mình có quyền lợi vẻ vang đó. “Nhiều người chưa đến tuổi họ mong muốn sớm được có quyền công dân, hay những người đang chấp hành hình phạt tù họ cũng mong chóng hết hạn để có quyền công dân, trong khi mình là người bình thường lại nhờ người khác đi bỏ phiếu hộ thì đúng là bản thân đã không thấy được ý nghĩa vinh dự của một công dân”- GS Nguyễn Lân Dũng nói. Bỏ phiếu nhưng không biết người ứng cử ĐBQH là ai: Vô trách nhiệm Theo GS Nguyễn Lân Dũng, vẫn có tình trạng cử tri đi bỏ phiếu nhưng lại không cần tìm hiểu người ứng cử là ai. Thậm chí có những người đi bỏ phiếu cho xong việc, gạch người ở đầu và ở cuối để lấy ba người ở giữa. Tệ hơn, có người vì bất mãn chuyện gì đó, đã gạch chéo cả danh sách, không bầu cho ai. Có người vô tâm bỏ thừa số đại biểu, làm cho lá phiếu trở thành không hợp lệ. /uploads/news/2016_05/images1143022_lan_dung_vov_jtjg.jpg GS Nguyễn Lân Dũng. "Những biểu hiện đó đều là thể hiện sự vô trách nhiệm. Là cử tri mà không thể hiện được quyền lợi của cử tri. Mỗi người cần có chính kiến của mình, phải tìm hiểu trích ngang của từng ứng cử viên, xem họ có xứng đáng hay không, ai xứng đáng hơn ai?”- GS Nguyễn Lân Dũng nói. TS. Phạm Huy Thông cho biết, bản thân tôi cũng đi tham gia các tổ bầu cử, cũng biết quy định 6h tối kết thúc bầu cử nhưng các nơi đều làm sớm và ngồi chờ đến 6h mới nộp về thành phố. Vì vậy, thành phố cùng một lúc tiếp nhận mấy chục đơn vị bầu cử, không thể kiểm phiếu ngay được. Vì thế, việc kiểm phiếu hiện nay cũng cần thay đổi. “Một việc nữa cũng tuy khó thực hiện nhưng cũng cần phải cố gắng làm để đảm bảo tính công bằng, khách quan trong bầu cử là giám sát quá trình kiểm phiếu. Tuy nhiên, kiểm phiếu là hoạt động độc lập của Ban kiểm phiếu, việc cho ai giám sát và giám sát như thế nào cũng là cả quá trình cần phải tính toán với tiến tới thực hiện được”- TS. Phạm Huy Thông đề nghị. Theo ông Vũ Trọng Kim, trong đợt bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND lần này được thực hiện từ cấp xã, huyện, tỉnh đến Trung ương. Chính vì thế cử tri tham gia bầu cử lần này phải có tìm hiểu lý lịch của ứng cử viên, khả năng hoạt động, phong cách ứng cử viên đó để tìm được người gần dân, sát dân, nhiệt tình và thể hiện đúng tinh thần là người đại diện cho tiếng nói của dân. “Tìm đúng người để chọn mặt gửi vàng là rất quan trọng. Nếu chọn không đúng thì sau này việc đại diện cho dân sẽ rất hình thức”./.