DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttps://stttt.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ tư - 25/02/2015 11:09
Kinh doanh buôn bán gia cầm tại chợ Cầu Mường Thanh-TP Điện Biên Phủ (ảnh: Kiều Trang).
DIC - Ngày 11/2/2015 , Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Công văn số 544/UBND-VXYT về việc Tăng cường phòng chống cúm từ gia cầm lây sang người.
/uploads/news/2015_02/tangcuongphongchongdichcum.jpg Kinh doanh buôn bán gia cầm tại chợ Cầu Mường Thanh-TP Điện Biên Phủ (ảnh: Kiều Trang). Mùa đông - xuân là điều kiện thuận lợi cho các chủng vi rút cúm phát triển và lây lan, đồng thời trong dịp tết nguyên đán Ất Mùi 2015 nhu cầu sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm tăng cao của người dân, do đó có thể sẽ ghi nhận người mắc chủng vi rút cúm gia cầm tại các địa phương. Để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống và ngăn ngừa dịch cúm gia cầm lây lan sang người UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tăng cường giám sát các chủng vi rút cúm tại cộng đồng. Mở rộng việc thu dung các mẫu bệnh phẩm từ các trường hợp viêm phổi nặng nghi do vi rút. Tổ chức điều trị, cách ly kịp thời, hạn chế thấp nhất không để xảy ra tử vong và triển khai triệt để các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, không để lây rộng, kéo dài. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp tăng cường công tác kiểm dịch, không để lưu hành gia cầm không rõ nguồn gốc và không được kiểm dịch trên thị trường, đặc biệt là các khu chợ đầu mối. Sở Công Thương phối hợp chặt chẽ với đơn vị liên quan thực hiện điều tra ngăn chặn nhập lậu, gia cầm qua biên giới vào địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các cá nhân, hộ gia đình kinh doanh gia cầm trái phép, không có kiểm dịch trên thị trường Theo đó, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Điện Biên Phủ, Đài PT-TH tỉnh phối hợp với Sở Y tế xây dựng phương án tuyên truyền, phổ biến kiến thức về dịch bệnh cúm; tuyên truyền để người dân hiểu rõ nguồn gốc lây lan, sự nguy hiểm và hậu quả của các dịch bệnh, đặc biệt tập trung tuyên truyền đến các đối tượng là người chăn nuôi, buôn bán vận chuyển và tiêu thụ gia cầm về nguy cơ mắc bệnh dịch và các biện pháp phòng tránh; khuyến cáo người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc; thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong giết, mổ, chế biến kinh doanh thực phẩm gia cầm, không ăn tiết canh và không sử dụng gia cầm ốm chế không rõ nguyên nhân.