DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttps://stttt.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ ba - 19/08/2014 11:17
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
DIC - Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về công tác an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất. Ngày 12/8/2014, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Quyết định số 606//QĐ-UBND).
Theo đó UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cộng đồng trong phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, đặc biệt là việc quản lý an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất. Hướng dẫn triển khai, thực hiện thủ tục hành chính, đào tạo, huấn luyện kỹ thuật an toàn, xử lý, thải bỏ hóa chất độc tồn dư cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hoạt động hóa chất theo đúng quy định. Tăng cường kiểm tra, thanh tra các danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, kiểm soát và xử lý vi phạm quy định về nhãn hàng hóa, an toàn hóa chất trong quá trình lưu thông, điều kiện về nhà xưởng, kho tàng, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng văn bản quy phạm pháp luật về hóa chất, kiến thức về an toàn, nguy cơ, tác hại và trách nhiệm phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp, tổ chức cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về hóa chất; công bố công khai những trường hợp vi phạm trong hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở hoạt động hóa chất có trách nhiệm chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về công tác an toàn trong sản xuất, kinh doanh, đảm bảo các điều kiện, cơ sở vật chất, bố trí cán bộ chuyên trách quản lý an toàn hóa chất tại cơ sở, đào tạo định kỳ, cảnh báo mức độ nguy hiểm của hóa chất bằng biểu trưng; tăng cường công tác kiểm tra nghiêm ngặt việc thực hiện các quy trình, quy phạm, kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ sức khỏe cho người lao động.