DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttps://stttt.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ năm - 18/03/2010 20:15
Sáng ngày 18/3/2010, tại Hà Nội, Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam VINASA phối hợp với Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo (IPP), Finnpartnership và Cục ứng dụng và Phát triển Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức hội thảo “CNTT&TT – Cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Phần Lan”.
Đến dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Phần Lan tại Việt Nam Pekka Hyvonen các quan chức và đại diện hơn 50 doanh nghiệp và tổ chức của hai nước Hội thảo được tổ chức nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực CNTT đặc biệt là giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tìm hiểu thị trường và các cơ hội tham gia các chương trình hỗ trợ chuyển giao công nghệ tìm kiếm đối tác kinh doanh với Phần Lan Phát biểu tại hội thảo Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng đánh giá cao tiềm năng hợp tác CNTT giữa Phần Lan với Việt Nam đồng thời khẳng định mối quan tâm và sẵn sàng hỗ trợ cho các hoạt động hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam đang là địa chỉ hấp dẫn về gia công phần mềm Với số lượng người sử dụng Internet hơn 21 triệu Việt Nam cũng là một thị trường nhiều tiềm năng Hiện nay việc hợp tác phát triển CNTT giữa hai nước đang có nhiều yếu tố thuận lợi như môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện Bộ TT&TT đã trình Chính phủ đề án sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ CNTT&TT của công nghiệp CNTT ứng dụng CNTT được đẩy mạnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước chú trọng phát triển nguồn nhân lực CNTT có chất lượng cao Việt Nam coi trọng hợp tác quốc tế cả song phương và đa phương coi trọng các đối tác đặc biệt là những đối tác lâu năm như Phần Lan Thứ trưởng bày tỏ sự hoan nghênh với các doanh nghiệp Phần Lan và đánh giá cao sáng kiến của Đại sứ quán Phần Lan trong việc tổ chức hội thảo tạo cơ hội để doanh nghiệp hai nước hiểu biết lẫn nhau Thứ trưởng cũng bày tỏ mong muốn doanh nghiệp hai nước có quan hệ lâu dài và sớm có các dự án hợp tác hiệu quả Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Phần Lan tại Việt Nam Pekka Hyvonen đã trực tiếp giới thiệu về đất nước con người cũng như những tập quán trong kinh doanh của Phần Lan với rất nhiều điểm thú vị Đây là những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập thị trường quốc gia Bắc Âu tiên tiến này Tại hội thảo các đại biểu đã được nghe chuyên gia của Trung tâm Phát triển Xã hội thông tin giới thiệu thực trạng CNTT Phần Lan và một số dự án kêu gọi hợp tác đào tạo nhân lực CNTT từ phía Việt Nam Phần Lan là quê hương của điện thoại di động Nokia nổi tiếng là nước có trình độ phát triển và ứng dụng CNTT rất cao song với dân số hơn 5 triệu người việc phát triển CNTT của Phần Lan còn gặp nhiều khó khăn và đây chính là cơ hội cho Việt Nam tận dụng ưu thế về nhân lực của mình trong hợp tác Chính phủ Phần Lan hiện có nhiều chương trình hỗ trợ cho các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam Tiêu biểu là Chương trình đối tác đổi mới sáng tạo IPP chương trình hỗ trợ tìm kiếm đối tác Phần Lan Finnpartnership Các chương trình là kênh rất tốt hỗ trợ các cơ quan tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực tìm kiếm đối tác và chuyển giao công nghệ Đại diện Bộ Khoa học và công nghệ cũng đã đưa ra những đề xuất hữu ích cho việc phát triển quan hệ hợp tác CNTT giữa hai nước như phát triển cổng thông tin doanh nghiệp tổ chức thăm quan học tập tổ chức chương trình xúc tiến thương mại như triển lãm hội chợ Các doanh nghiệp Việt Nam đã làm việc lâu năm với các đối tác Phần Lan cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm hợp tác thành công tại hội thảo Sự hiểu biết về văn hóa và phong tục sự linh hoạt trong chương trình làm việc và khả năng đáp ứng nhu cầu cao được các doanh nghiệp đánh giá cao khi muốn hợp tác thành công với đối tác Phần Lan Hội thảo này được tổ chức sau những cam kết thúc đẩy quan hệ thương mại song phương của Thủ tướng Chính phủ hai nước trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phần Lan tới Việt Nam tháng 11/2009 Đây là một trong những bước khởi đầu góp phần thực hiện mục tiêu 1 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước mà hai Thủ tướng đã đặt ra Kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước năm 2008 là 240 triệu USD