DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttps://stttt.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ tư - 19/06/2019 12:39
Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 26 của Chính phủ về việc đẩy mạnh Ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử. Thời gian qua, Điện Biên đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh hướng đến mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử hiện đại, công khai, minh bạch.
/uploads/news/2019_07/3img-bai-chien.jpg Giới thiệu thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông trong triển lãm về công nghệ, công nghiệp ICT Việt Nam. Tỉnh Điện Biên đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển tạo điều kiện môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh và đã đạt được những kết quả nhất định góp phần xây dựng chính quyền điện tử và cải cách hành chính phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh: Tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức trong các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện đạt khoảng 100%, cấp xã đạt trên 70%. 100% cơ quan Nhà nước các cấp được kết nối mạng nội bộ (LAN) và mạng Internet tốc độ cao. Việc trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan Nhà nước đã được chú trọng thực hiện, 100% cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở đã kết nối liên thông hệ thống quản lý văn bản và điều hành. Ngoài ra, hệ thống giao ban trực tuyến của tỉnh đã được lắp đặt thông suốt với 10/10 huyện, thị xã, thành phố; qua đó rút ngắn thời gian triển khai công việc từ UBND tỉnh đến địa phương. Song song với đó, công tác ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp cũng được triển khai tích cực với nhiều thông tin, văn bản được cung cấp kịp thời trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, 100% các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện có trang/cổng thông tin điện tử, 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 2; trong năm 2018, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện được 128 thủ tục hành chính thuộc dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4... Tỷ lệ thủ tục hành chính được tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích đạt 70% đối với các sở, ngành tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; 50% đối với UBND cấp huyện; 40% đối với UBND cấp xã. Trung bình số hồ sơ gửi và chuyển trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích trong một quý đạt trên 6.000 hồ sơ. Trong năm 2019, tỉnh Điện Biên sẽ tập trung triển khai chương trình mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan Nhà nước, xây dựng phát triển Chính quyền điện tử tỉnh, trong đó tập trung những nội dung: Phối hợp với Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) xây dựng, nền tảng kết nối, chia sẻ quy mô cấp tỉnh, các ứng dụng dùng chung, hệ thống nền tảng ứng dụng chính quyền điện tử cấp tỉnh - LGSP; triển khai thí điểm ứng dụng chữ ký số vào hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành tại các cơ quan, đơn vị, đảm bảo đến 10/5/2019 ký số đối với tất cả văn bản gửi, nhận trên trục liên thông văn bản Quốc gia; nâng cấp, đảm bảo duy trì ổn định, tăng cường hoạt động của cổng thông tin điện tử của tỉnh (dienbien.gov.vn) và các cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị đinh số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ, Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT. Xây dựng cổng dịch vụ công trực tuyến, hệ thống một cửa điện tử tập trung, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phù hợp với nhu cầu thực tế phục vụ người dân và doanh nghiệp. Nâng cấp hệ thống hội nghị truyền hình tỉnh Điện Biên, đảm bảo kết nối thông suốt từ Trung ương đến cấp huyện và một số xã trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, xây dựng giải pháp phòng chống mã độc tập trung toàn tỉnh theo theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ, và triển khai cài đặt tại 30 cơ quan, đơn vị. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, Sở Thông tin và Truyền thông đã đề xuất UBND tỉnh một số giải pháp quản lý như: Tham mưu UBND tỉnh cập nhật, bổ sung Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam (phiên bản 2.0); thực hiện gắn kết, đồng bộ giữa ứng dụng CNTT với công tác CCHC góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền; tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về CNTT, an toàn thông tin từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, trong đó chú trọng nâng cao năng lực của các cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin; đảm bảo nguồn lực thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch về CNTT, an toàn thông tin; tăng cường phối hợp với doanh nghiệp trong việc thuê dịch vụ CNTT; tăng cường trao đổi, hợp tác để học tập kinh nghiệm với các tỉnh bạn trong nước và quốc tế trong việc triển khai ứng dụng CNTT và đảm bảo an toàn thông tin số để áp dụng triển khai có hiệu quả tại tỉnh Điện Biên./.