Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền góp phần giảm thiểu lây nhiễm HIV
Thanh Hà
2013-03-21T04:59:51-04:00
2013-03-21T04:59:51-04:00
https://stttt.dienbien.gov.vn/vi/news/Bao-chi-Xuat-ban/Day-manh-cac-hinh-thuc-tuyen-truyen-gop-phan-giam-thieu-lay-nhiem-HIV-1338.html
/themes/default/images/no_image.gif
DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên
https://stttt.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ sáu - 15/03/2013 04:49
DIC - Theo số liệu thống kê của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên, năm 2012 “nạn” dịch HIV/AIDS đã chững lại ở các huyện, thị trọng điểm. Số người nhiễm HIV mới năm 2012 giảm 34,4 % so năm 2011. Đây là một tín hiệu mừng cho công cuộc phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh ta. Tuy nhiên, Điện Biên vẫn là tỉnh trọng điểm về HIV/AIDS và ma túy; là tỉnh nằm trong “tốp đầu” của cả nước về tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS (tính trên dân số).
Nguồn lây nhiễm HIV ở tỉnh ta chủ yếu lây qua đường máu, trực tiếp là ở nhóm nghiện tiêm chính ma túy chiếm 79,29%; lây nhiễm qua đường tình dục chiếm 17,84%; mẹ truyền sang con 2,67%. Vì vậy, để ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng lây nhiễm mới HIV tiến tới đẩy lùi được căn bệnh HIV/ AIDS thì việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm thay đổi nhận thức, hành vi là việc làm quan trọng và cấp thiết. Nhận thức rõ sự nguy hiểm và tình trạng lây lan với tốc độ khá cao của “nạn” dịch HIV/ AIDS, nhiều năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể đã triển khai, thực hiện nhiều biện pháp can thiệp giảm hại, như: Chương trình cấp phát bơm kim tiêm cho người mắc nghiện, triển khai điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, bao cao su, cung cấp các gói đẻ sạch cho phụ nữ mang thai… Đồng thời, chú trọng, tập trung công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức ngăn ngừa, giảm nhẹ tác hại lây nhiễm HIV. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh ở tất cả các hình thức như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như Báo Điện Biên Phủ, Đài Phát thanh và Truyền hình; cấp phát tài liệu, sổ tay, sách, tờ gấp, tờ rời; hoạt động tuyên truyền tư vấn trực tiếp tại cộng đồng, cơ quan, trường học, các trại giam; tổ chức các cuộc hội thảo, hội thi, các chương trình văn nghệ... với hình nhiều thức, dễ nhớ, dễ hiểu. Nội dung tập trung cung cấp những thông tin cần thiết để mọi người dân hiểu đúng về HIV/AIDS từ đó tự bảo vệ bản thân và gia đình. Năm 2012, đã có trên 100 tin, bài liên quan đến công tác phòng chống HIV/AIDS được tuyên truyền trên Báo Điện Biên Phủ; trên 200 tin, bài và 52 chương trình phát thanh trực tiếp “60 phút Bạn và Tôi”, 6 câu chuyện truyền thanh và nhiều chương trình, chuyên mục phối hợp tuyên truyền các nội dung về phòng chống HIV/ AIDS, ma túy, mại dâm được phát trên sóng phát thanh, truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh… Công tác truyền thông trực tiếp cũng được được đẩy mạnh tại các cơ quan, đơn vị, trường học, câu lạc bộ, các nhóm đồng đẳng và trực tiếp những người đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ tham gia. Năm 2012, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên đã thực hiện 99 buổi truyền thông cho 9.820 lượt người nghe; cấp phát 12.700 tờ rơi, 600 quyển sách, 1.660 tạp chí AIDS tới cơ sở. Các đội thông tin cổ động trong tỉnh đã xây dựng hàng chục câu chuyện thông tin có nội dung phòng chống ma túy, HIV/AIDS, kết hợp tuyên truyền bằng hình thức văn nghệ, thực hiện hàng trăm buổi biểu diễn tại cơ sở. Thông qua công tác tuyên truyền đã có tác động tích cực, giúp cho người dân hiểu sâu sắc hơn, tự biết cách phòng, chống và đẩy lùi HIV/AIDS, ma túy ra khỏi cộng đồng. Hiện nay, tỉnh Điện Biên có 6.298 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tuy nhiên số nghiện trên thực tế còn cao hơn rất nhiều. Hằng năm số người nghiện chích ma túy vẫn luôn tăng. Để việc triển khai chương trình can thiệp giảm hại lây nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích ma túy đạt hiệu quả, quan trọng nhất vẫn là sự ủng hộ, tự nguyện và kiên trì của những người nghiện; cộng với công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức, với sự cảm thông, chia sẻ của cả cộng đồng. Do vậy, nhiều người nghiện ma túy không còn giấu giếm, e dè, mặc cảm; họ đã mạnh đến UBND các xã, phường, thị trấn đăng ký, làm xét nghiệm để được điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.Hiện tại số người đến đăng ký để được xét nghiệm, điều trị bằng phương pháp này ngày một tăng. Đến nay đã có 1.145 bệnh nhân được điều trị Methadone tại 5 cơ sở thuộc Trung tâm Y tế các huyện Mường Chà, Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Ảng và thành phố ĐBP; trong đó cơ sở điều trị Noong Bua - thành phố Điện Biên Phủ có 400 bệnh nhân, đông nhất trong toàn tỉnh. Cùng với việc tuyên truyền để người nghiện tích cực tham gia điều trị dự phòng lây nhiễm HIV bằng Methadone; đồng thời giúp người có HIV hòa nhập cộng đồng, có niềm tin vào cuộc sống, có kiến thức, kỹ năng sống, tăng cường sức khỏe, tránh để lây lan HIV cho người thân, gia đình, xã hội. Công tác tuyên truyền cũng giúp cho phụ nữ mang thai có đủ tự tin để tự nguyện xét nghiệm dự phòng HIV nhằm phát hiện, sàng lọc và được tư vấn, cung cấp các dịch vụ phù hợp để bảo vệ tốt nhất cho những đứa con yêu dấu của họ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Tin tưởng rằng với sự quyết liệt vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng dân cư và sự hỗ trợ đắc lực của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, công cuộc phòng chống HIV mà nhiệm vụ tuyên truyền được ưu tiên hàng đầu thì mục tiêu “Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV” ở tỉnh Điện Biên sẽ trở thành hiện thực trong một tương lai không xa./.