DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttps://stttt.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ ba - 25/01/2022 20:10
DIC - Ngày 20/1/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát động Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin mùa xuân, từ ngày 1-2 đến 28-2, đồng thời đề nghị ngành y tế thực hiện tiêm vắc xin COVID-19 xuyên Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022 tại hội nghị triển khai công tác y tế năm 2022.
Hội nghị kết nối đến hơn 700 điểm cầu trên toàn quốc. Dự hội nghị tại đầu cầu 63 địa phương có lãnh đạo Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND tỉnh, thành phố; lãnh đạo các quận, huyện, thị xã, thành phố. Từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam đã trải qua 4 đợt bùng phát. Quy mô, địa bàn và mức độ lây lan qua mỗi đợt đều có xu hướng phức tạp hơn. Tính đến ngày 16/01/2022, cả nước ghi nhận 2.023.546 ca mắc, trong đó 2.018.838 ca trong nước, đã có 1.727.290 người khỏi bệnh, 35.480 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 2.020.694 ca 14, trong đó có 2.017.268 ca trong nước (99,8%), 1.724.473 người đã khỏi bệnh (85,3%), 35.445 tử vong15 tại 52 tỉnh, thành phố. Đến nay, nước ta đã ghi nhận 68 ca nhiễm biến thể Omicron là các trường hợp nhập cảnh đã được quản lý, cách ly kịp thời. Trong giai đoạn 1, 2, 3: Việt Nam áp dụng triệt để 5 nguyên tắc chiến lược “ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch và điều trị hiệu quả”. Thành công nhất trong giai đoạn này chính là áp dụng các biện pháp ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập, cách ly tập trung, khoanh vùng dập dịch, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong, được WHO và nhiều nước công nhận là biện pháp đúng đắn, hiệu quả. Trong giai đoạn 4: Thời gian đầu, khi vắc xin chưa sẵn sàng, tỷ lệ bao phủ vắc xin còn chưa cao, vẫn tiếp tục duy trì áp dụng triệt để 5 nguyên tắc chiến lược “ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch và điều trị hiệu quả”. Chính phủ đã sớm đẩy mạnh chủ trương ngoại giao vắc xin, quyết định thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc xin để công tác ngoại giao vắc xin được triển khai hiệu quả và đạt được “số lượng vắc xin nhanh nhất và nhiều nhất có thể”. Đến tháng 10/2021, với chiến lược ngoại giao vắc xin phù hợp, hiệu quả nên số lượng vắc xin về Việt Nam đã bảo đảm, sẵn sàng cho công tác tiêm 8 chủng có quy mô lớn nhằm đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin cho cộng đồng, Việt Nam chuyển hướng sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, với giải pháp 5K + vắc xin + thuốc điều trị + công nghệ + ý thức của Nhân dân cùng các trụ cột: xét nghiệm, cách ly, điều trị; đồng thời kết hợp hài hòa giữa phòng ngự và tấn công nhằm giảm tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc, nặng phải nhập viện, tử vong.
10 điểm cầu huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Điện biên tham gia hội ghị.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế phải cụ thể hóa chương trình phòng chống dịch 2022 và 2023 với mục tiêu bảo vệ người dễ bị tổn thương, người có nguy cơ cao, người tham gia tuyến đầu phòng chống dịch. Không để khủng hoảng, đổ bể hệ thống y tế. Tập trung cho y tế cơ sở và y tế dự phòng, đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nhân lực ngành y. Phải nắm chắc dự báo tình hình, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, đặc biệt là chủng mới Omicron. Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế phải thần tốc, thần tốc hơn nữa để bao phủ vaccine cho các đối tượng cần phải tiêm theo nguyên tắc an toàn, khoa học, hợp lý và hiệu quả./.