Đông đảo Nhân dân tham gia mua sắm tại Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 (ảnh: Vũ Thảo).
Theo đó, Chương trình đề ra mục tiêu cụ thể: Trong năm 2024 tiếp tục duy trì và phát huy kết quả đạt được ở những chỉ tiêu, chỉ số tăng điểm và thứ hạng năm 2023. Tập trung cải thiện một số chỉ tiêu, chỉ số thành phần có điểm số giảm so với năm trước và chỉ tiêu có cải thiện nhưng còn ở mức thấp và bị giảm bậc trên bảng xếp hạng, phấn đấu nâng cao điểm số và cải thiện ít nhất 2-3 bậc trong xếp hạng PCI toàn quốc.
Phấn đấu chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh tăng dần hằng năm cả về điểm số và thứ hạng, xếp hạng trong nhóm 25-30 toàn quốc. Trong đó đối với các chỉ số thành phần trong năm 2023 có xếp hạng từ 1-20 phải tiếp tục được giữ vững và tăng xếp hạng trong những năm tới, đối với những chỉ số thành phần đang xếp hạng từ 21-20 mục tiêu tăng ít nhất 2 bậc/năm, đối với những chỉ số thành phần đang xếp hạng từ 31-40 mục tiêu tăng ít nhất 3 bậc/năm, đối với những chỉ số thành phần đang xếp hạng từ 41-50 mục tiêu tăng ít nhất 5 bậc/năm, còn đối với những chỉ số thành phần đang xếp hạng từ 51 trở lên mục tiêu trong năm 2024 ít nhất 10 bậc và các năm tiếp theo tăng ít nhất 5 bậc/năm.
Để thực hiện hoàn thành các mục tiêu đề ra, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, nghiêm túc các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau:
- Tiếp tục quán triệt, đẩy mạng triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong đó, tập trung thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; triển khai thực hiện có hiệu quả Luật và các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; thực hiện nghiêm túc Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của tỉnh. Trong đó cần tiếp tục tập trung cải cách, đổi mới hoàn thiện thể chế, nâng cao vai trò, trách nhiệm người đúng đầu, từng ngành, địa phương cần xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể, sát với thực tế để cải thiện mạnh mẽ, chất lượng, hiệu quả các chỉ số đánh giá môi trương kinh doanh và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, nhất là những chỉ số có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, người dân.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, đội ngũ công chức, viên chức và Nhân dân về tầm quan trọng của việc CCHC và cải thiện chỉ số cạnh tranh, tạo sự đông thuận, nhất quán trong tổ chức thực hiện. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố phải xác định việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động điều hành và thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cấp, từng ngành, địa phương trong toàn tỉnh.
- Nghiêm túc đánh giá những kết quả đạt được, đưa ra những nguyên nhân hạn chế, đặc biệt là đối với các ngành được phân công chủ trì triển khai thực hiện các giải pháp để cải thiện các chỉ số thành phần trong từng bộ chỉ số PCI cần phân tích cụ thể, phân công tập thể, cá nhân chịu trách nhiệm làm đầu mối để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ở cấp mình, trong đó cần chú trọng các chỉ số có mức ảnh hưởng cao đến hoạt động của doanh nghiệp như: Tính minh bạch, Chi phí không chính thức, Cạnh tranh bình đẳng, Chính sách Hỗ trợ doanh nghiệp, Chỉ số đào tạo lao động và Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự…
- Tăng cường đẩy mạnh công khai minh bạch dưới nhiều hình thức, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận thông tin, thuận lợi trong thực hiện thủ tục hành chính. Đẩy mạnh triển khai có hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là các nhóm nhiệm vụ về xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử; quan tâm đầu tư cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4; vận hành có hiệu quả Cổng dịch vụ công để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, nâng cao tính minh bạch và hạn chế những tiêu cực phát sinh trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
- Tiếp tục tăng cường công tác tiếp nhận và xử lý những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, thông qua việc tổ chức gặp mặt định kỳ và các kênh tiếp nhận thông tin khác.