DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttps://stttt.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ năm - 26/11/2009 22:34
Sáng ngày (23/11), trong phiên làm việc tại hội trường, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Viễn thông và Luật Tần số vô tuyến điện với đa số phiếu tán thành.
Như vậy từ ngày 1/7/2010 hai dự án luật quan trọng này sẽ có hiệu lực thực thi tạo hành lang pháp lý thuận lợi tạo cơ sở cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp trong phát triển mạng lưới viễn thông đa dạng hiện nay Tham gia hoạt động viễn thông là các tổ chức cá nhân Luật Viễn thông gồm 10 chương 63 điều quy định về hoạt động viễn thông bao gồm đầu tư kinh doanh viễn thông viễn thông công ích quản lý viễn thông xây dựng công trình viễn thông quyền và nghĩa vụ của cơ quan tổ chức cá nhân tham gia hoạt động viễn thông Luật cũng quy định rõ về quản lý cạnh tranh thành lập cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và quy định chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật Luật Viễn thông quy định chủ thể tham gia hoạt động viễn thông là tổ chức bao gồm cơ quan doanh nghiệp và các tổ chức khác cá nhân tham gia hoạt động viễn thông Luật Viễn thông không loại trừ việc tham gia của bất cứ tổ chức nào kể cả hợp tác xã nếu các tổ chức này đáp ứng được các quy định của Luật Doanh nghiệp Do đó Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết tùy thực tế sẽ có hướng dẫn để chủ thể này có thể tham gia hoạt động viễn thông như các chủ thể khác Liên quan đến việc phát triển và quản lý hạ tầng viễn thông việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông tại Điều 45 Luật Viễn thông đã bắt buộc chia sẻ cơ sở hạ tầng đối với các phương tiện viễn thông thiết yếu nếu các doanh nghiệp không đạt được thỏa thuận về sử dụng chung trong một số trường hợp khẩn cấp phục vụ lợi ích công cộng quốc phòng an ninh Đồng thời Luật cũng quy định các doanh nghiệp viễn thông phối hợp chặt chẽ với nhau thông qua hợp đồng trên cơ sở tự nguyện và lợi ích thương mại giữa các doanh nghiệp viễn thông trong việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhất là cột antenna nhà trạm cống bể cáp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư rút ngắn thời gian triển khai và bảo vệ cảnh quan môi trường Ưu tiên sử dụng hiệu quả tần số vô tuyến điện Đối với Luật tần số vô tuyến điện về trách nhiệm quản lý Nhà nước điều 5 và cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện đã được Uỷ ban Thường vụ giải trình cho biết dự thảo Luật đã quy định rõ trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông kèm theo những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể Để Luật Tần số vô tuyến điện có thể thực hiện và đi vào cuộc sống ngay sau khi Luật có hiệu lực cần thiết phải quy định rõ cơ quan có trách nhiệm trực tiếp giải quyết các yêu cầu cụ thể của tổ chức cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện Điều này phù hợp với yêu cầu của Quốc hội là nâng cao tính cụ thể của các văn bản luật và bảo đảm tính rõ ràng minh bạch cho người dân khi thực hiện Luật này Quản lý tần số vô tuyến điện là lĩnh vực đòi hỏi tính thống nhất cao không thể chia cắt về nghiệp vụ và địa giới hành chính đồng thời có tính quốc tế cao đòi hỏi cần có cơ quan quản lý chuyên ngành Xuất phát từ thực tế cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện đã được Chính phủ thành lập hơn 16 năm nay và đang hoạt động theo Quyết định số 88/2008/QĐ-TTg ngày 24/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức