DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttps://stttt.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Chủ nhật - 17/01/2010 22:08
GS.TSKH Đỗ Trung Tá - nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, phái viên của Thủ tướng chính phủ về CNTT-TT.
GS.TSKH Đỗ Trung Tá – Phái viên của Thủ tướng chính phủ về CNTT sẽ có buổi giao lưu, đối thoại với độc giả cả nước về những vấn đề nổi bật nhất của ICT Việt Nam 2010.
Toàn bộ buổi đối thoại và giao lưu với chủ đề Phác thảo bức tranh Công nghệ thông tin truyền thông CNTT-TT Việt Nam 2010 sẽ được tường thuật trực tiếp trên ICTnews kênh VTC2 Đài truyền hình kỹ thuật số VTC VietnamNet và trang web của Bộ Thông tin và Truyền thông Tại đây GS.TSKH Đỗ Trung Tá sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc liên quan đến những sự kiện lớn của CNTT hiện nay như năm 2010 công nghệ 3G 4G sẽ phát triển như thế nào Sự ra đời của 3G 4G liệu có khai tử công nghệ CMDA hay không Việc nâng cao kiến thức sử dụng internet tại Việt Nam Làm thế nào để quản lý thuê bao điện thoại Theo dự đoán của các chuyên gia về CNTT tại Việt Nam bức tranh CNTT-TT Việt Nam năm 2010 sẽ có những gam màu khá sáng sủa với sự phát triển đều ở rất nhiều lĩnh vực như CNTT viễn thông bưu chính báo chí và xuất bản Song cùng với đó những người làm CNTT-TT tại Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục đương đầu với những khó khăn thách thức trong một năm mới Nội dung buổi đối thoại Thưa GS.TSKH Đỗ Trung Tá với tư cách là một người đã gắn bó với CNTT-TT Việt Nam trong nhiều năm và ở nhiều vị trí khác nhau ông đánh giá như thế nào về sự phát triển của CNTT-TT VN trong năm 2009 câu hỏi trường quay VTC2 GS.TSKH Đỗ Trung Tá Tôi rất vui mừng về những kết quả chung từ năm 2008 và 2009 sau khi chuyển từ Bộ Bưu chính viễn thông sang Bộ CNTT-TT Có thể nói trong thời gian này thì những quy định luật pháp được hoàn thiện đã tạo ra hành lang rộng rãi cho doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh tốt Song song đó là sự phát triển của các doanh nghiệp cả trong lĩnh vực bưu chính viễn thông xuất bản Lĩnh vực bưu chính viễn thông đã đạt tăng trưởng hơn 60% máy di động đã đi về vùng nông thôn internet về làng những thành tựu đó đã tạo ra khí thế rất lớn lớn cho ngành Nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt việc ứng dụng doanh số chung của công nghiệp ICT trên 6 tỷ USD chính là những câu trả lời không thể chính xác hơn cho sự phát triển này Ngoài ra việc giữ vững sự phát triển internet với tốc độ cao là yếu tố rất quan trọng Riêng internet cả nước hiện đã có 24,4 triệu người dân sử dụng đạt hơn 26% Nước ta là một trong những nước phát triển internet rất nhanh Bên cạnh đó hệ thống di động 3G đã bắt đầu khai trương Rõ ràng đây là những cơ sở hạ tầng rất tốt với ngành CNTT-TT Nếu đưa ra bình chọn cho một sự kiện nổi bật nhất trong lĩnh vực CNTT-TT 2009 thì theo cá nhân ông ông bình chọn cho sự kiện nào câu hỏi của độc giả Phạm Văn Toàn mailto:vanpham09@gmail.com vanpham09@gmail.com GS.TSKH Đỗ Trung Tá Nếu cho tôi chọn thì tôi chọn là tốc độ phát triển bưu chính viễn thông chưa từng có từ trước đến nay tới 61% Bên cạnh đó là sự phát triển của những công nghệ mới như 3G HDTV Có được sự phát triển này không chỉ là nhờ sự quản lý của Nhà nước mà còn nhờ trình độ của nhân dân nâng cao và tiếp thu công nghệ nhanh Trong năm qua tôi thấy báo chí nói rất nhiều đến đề án tăng tốc đưa VN thành nước mạnh về CNTT Tôi nghĩ nếu làm được điều này thì mừng quá Nhưng điều tôi băn khoăn là tại sao một mục tiêu 1 đề án lớn như thế lại không có mặt trong top 10 sự kiện CNTT-TT 2009 mà Bộ TT&TT vừa công bố một cán bộ nghiên cứu về CNTT tại Hà Nội ở địa chỉ email hatthocvang44@yahoo.com.vn GS.TSKH Đỗ Trung Tá Những mục tiêu chính của đề án đã được nhân dân rất quan tâm Mới đây trong bài phát biểu của mình trước các cán bộ làm CNTT Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo là phải đưa Việt Nam trở thành nước phát triển mạnh về CNTT Tuy nhiên đề án tăng tốc đưa VN thành một nước mạnh về CNTT cần phải đưa ra Chính phủ đề bàn thêm Còn nếu như đề án này đã được thông qua năm 2009 thì đó dĩ nhiên một trong những sự kiện nỗi bật của ngành CNTT rồi /uploads/2007/images/1263784002.nv.jpg GS TSKH Đỗ Trung Tá trả lời câu hỏi của độc giả do BTV của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC chuyển đến Ảnh VTC News Theo tổng kết của chúng tôi thì câu hỏi của độc giả ở địa chỉ email hatthocvang44@yahoo.com.vn cũng là vấn đề chung mà rất nhiều độc giả trực tuyến khác quan tâm Và rõ ràng nó không phải chỉ là vấn đề của năm 2009 mà là mục tiêu cho rất nhiều năm về sau Xin được lạm bàn 1 chút theo ông để thực hiện được mục tiêu này chúng ta cần phải làm gì và cụ thể hơn trong năm 2010 việc gì sẽ phải làm ngay thưa ông câu hỏi trường quay GS.TSKH Đỗ Trung Tá Theo tôi nếu đề án này mà được thông qua thì trước mắt đề án này phải tạo được đột phá về nguồn nhân lực Trong năm 2010 chúng ta phải tạo được nguồn nhân lực về CNTT các doanh nghiệp làm CNTT phải có tầm cỡ Chúng ta có nhiều tiềm năng để phát triển CNTT trong năm 2010 cần tập trung vào chất lượng và tăng giá trị kinh doanh của mình lên Tôi đọc tờ báo nào cũng thấy nhắc tới công nghệ 3G nhưng khi mua điện thoại 3G để dùng thì tôi lại thấy sóng lúc được lúc không Tôi không phải là người am hiểu về công nghệ mới nhưng tôi thắc mắc là nếu bước sang 2010 mà 3G cứ bập bà bập bõm như thế thì cơ quan quản lý hay bản thân các nhà mạng sẽ giải quyết như thế nào độc giả Lê Văn Châu ở Quận Đống Đa Hà Nội GS.TSKH Đỗ Trung Tá Câu hỏi này rất lý thú Khởi điểm cũng có những chập chờn nhất định Với 3G hệ thống hạ tầng phải tối ưu chặt chẽ vì số lượng thuê bao rất nhiều Không thể để tình trạng nghẽn mạng xảy ra cục bộ Chính vì mới phát triển đã khiến cho người dùng cảm thấy khó chịu Tôi được biết các nhà mạng hiện nay họ đang quên cả tết để lo cho việc không bị nghẽn mạng nữa Thưa ông Đỗ Trung Tá về vai trò của công nghệ 3G trong bức tranh CNTT-TT VN 2010 có một đại diện của CLB Nhà báo CNTT Việt Nam cho rằng 3G chẳng qua chỉ là một món đồ trang sức để các nhà mạng thu hút thuê bao Ông nghĩ sao về ý kiến này câu hỏi trường quay GS.TSKH Đỗ Trung Tá Tôi nghĩ nhận xét này không đúng Khi chúng ta đưa 2G vào năm 1990 cũng có ý kiến như bây giờ là chúng ta dùng hàng xa xỉ 3G tốn kém hơn không lý gì doanh nghiệp lại bỏ ra một số tiền lớn để làm trang sức 3G là một bước tiến lớn nếu chúng ta mở mang được hết những tính năng trên 3G thì nó không còn là xa xỉ nữa 3G là hệ thống băng rộng nên các dịch vụ được phát triển mạnh ảnh hưởng gián tiếp tới phát triển kinh tế Nếu tăng 10% sử dụng 3G thì GDP cũng tăng 11% 3G thể hiện sự hội tụ của các dịch vụ rất cao tạo ra một xã hội mà mọi lúc mọi nơi chúng ta đều có thông tin Đầu tư cho 3G là đầu tư chiều sâu chứ không phải một hai ngày chính vì thế nó là công cụ chứ không phải trang sức Tôi có theo dõi các bình chọn về những sự kiện CNTT-TT nổi bật của năm 2009 và thấy trong số đó có rất nhiều những sự kiện mang tính tranh cãi Chẳng hạn như tranh cãi về mức giá thuê cột điện giữa các doanh nghiệp viễn thông và Tập đoàn điện lực VN tranh cãi giữa Trung tâm an ninh mạng BKIS và VNCERT hay việc Viettel tố Mobifone cạnh tranh không lành mạnh Tôi muốn hỏi là sang năm mới rồi thì những vụ cãi vã om sòm như thế liệu đã chấm dứt hẳn chưa hay đó là những mâu thuẫn âm ỉ từ năm này qua năm khác mà chúng ta chưa thể xử lý dứt điểm Nguyễn Duy Chiến Lạng Sơn GS.TSKH Đỗ Trung Tá Chúng tôi cũng đang xử lý việc các bên tranh chấp này Ví dụ như việc tranh cãi giữa Tập đoàn điện lực VN với VNPT và Viettel Thực ra trước đây các doanh nghiệp cũng đã có những thỏa thuận với nhau là dùng chung bây giờ các bên tính toán làm sao giá thuê cho hợp lý để từ đó đảm bảo việc đó không xẩy ra nữa Trong báo cáo của Bộ TT-TT nói rõ đã giải quyết xong về việc thuê cột điện /uploads/2007/images/1263784007.nv.jpg Ông Đỗ Trung Tá tại trường quay S4 Đài truyền hình VTC Ảnh VTCNews Tôi thấy năm qua Bộ TT&TT có nhiều giải pháp để cho người nông dân tiếp cận với internet Theo dõi trên VTC2 người nông dân trồng Thanh Long ở một tỉnh nào đó phía Nam mà tôi không nhớ rõ lắm còn lập website và bán quả thanh long qua website đó Thế nhưng điều đáng buồn là khi nông dân còn làm thế được thì có nhiều các cán bộ công chức ở những thành phố lớn lại rất rất lúng túng với cái email với việc tìm kiếm tài liệu trên mạng internet Cơ quan tôi sếp đi công tác về còn giao cho nhân viên 1 tập tài liệu bắt đánh máy lại trong vòng 1 tháng Trong khi đó anh ta chỉ cần lên mạng lấy bản mềm tài liệu in ra tất cả chỉ mất có 10 phút Thế là anh ta được nghỉ ở nhà hưởng lương trong cả tháng một cách đàng hoàng Không biết giáo sư nghĩ sao về điều này còn tôi tôi cho rằng đó là một thực tế thật chua chát Lê Trần Minh minh.tranle@gmail.com GS.TSKH Đỗ Trung Tá Nếu nói chua chát thì nó ở khía cạnh này một người nông dân và một người lãnh đạo mà như vậy thì cũng buồn thật nhưng khi so sánh thì không thể so sánh một cá thể so với tổng lượng không thể nói một người nông dân sử dụng tốt internet một anh công chức sử dụng không tốt thì nói là tất cả công chức đều không tốt Hiện nay gần như 100% công chức sử dụng internet Cho nên ứng dụng công nghệ thông tin theo nghị định 64 của Thủ tướng Chính phủ cho đến nay là đạt kết quả rất mỹ mãn rất thành công Ứng dụng công nghệ thông tin đã vào cả các cơ quan công chức nào cũng có email trường hợp như anh Minh nói thì theo Thủ tướng người đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm Tình trạng hỗn loạn tại các điểm giao dịch của các nhà mạng vào ngày 31/12/2009 có thể nói là những điều mà không ít người cảm thấy day dứt Điều này có một phần nguyên nhân khi các thuê bao nước đến chân mới nhảy nhưng cũng cũng có một phần từ việc chúng ta không đặt vấn đề này ra ngay từ đầu và không thực sự kiên quyết trong hành động Thưa giáo sư ông nghĩ sao về điều này Và theo ông trong năm 2010 câu chuyện này sẽ được giải quyết thế nào Thanh Hà hathanhnguyen@gmail.com GS.TSKH Đỗ Trung Tá Năm 2003 tôi có đề nghị kiến tạo một cơ sở dữ liệu cho các chứng minh thư CMT Việt Nam các đại lý phải trang bị máy tính và nối mạng internet Khi người ta đến mua sim thì đại lý sẽ cung cấp địa chỉ CMT cho cơ sở dữ liệu của công an và cũng cung cấp số thuê bao cho bưu điện và ở bưu điện sẽ đối chiếu với số CTM mà đại lý cung cấp trùng với số CMT nằm trong kho dữ liệu của công an để tự động mở mạng Nhưng đến nay chúng ta chưa làm được điều đó Thậm chí đại lý còn muốn bán cho được thật nhiều thậm chí đại lý đó còn cả là bưu điện tình thành thế là bán cho thật nhiều khi khách hàng đi mua thì cung cấp CMT đại lý lại cung cấp cho một lô sim khác Bên cạnh đó là do tiếp thị tràn lan các doanh nghiệp làm cho khách hàng cảm thấy mua sim khuyến mại dùng thì rẻ hơn nạp card Cảm thấy mua sim dùng xong vứt đi còn hơn là naph tiền vào Tôi muốn gửi lời xin lỗi khách hàng trên cả nước về sự việc này Tôi biết GS Đỗ Trung Tá là người rất tâm huyết với việc đào tạo nhân lực CNTT hay việc giúp người dân tiếp cận với công nghệ hiện đại Vì thế chắc ông cũng day dứt một điều là làm thế nào để có những Bill Gates của Việt Nam Để làm được điều đó thì theo ông trong năm 2010 chúng ta phải làm những gì Lê Mỹ một phóng viên đang làm việc tại Tp.HCM GS.TSKH Đỗ Trung Tá Tôi cũng đã nhiều lần đề cập đến nguồn nhân lực CNTT Đây cũng là vấn đề tôi đã trăn trở nhiều năm nay Chúng ta phải thấy rằng Bill Gates tuy rời trường ĐH sớm nhưng trong một môi trường đã phát triển về CNTT Chúng ta muốn làm theo cách đó thì phải có thị trường CNTT đã phát triển Vì vậy hiện tại chúng ta phải bắt đầu từ nguồn nhân lực Phải thấy rằng chúng ta đã có nhiều gương mặt rất đáng tự hào trên tất cả các lĩnh cực khoa học ngoại giao thể dục thể thao thậm chí trên cả các cuộc thi sắc đẹp thế giới Vậy mà trên một lĩnh vực rất gần với khả năng của chúng ta là khả năng về toán học khả năng tư duy trừu tượng thì chúng ta cũng không thiếu những cơ hội của mình Chúng ta có những giải pháp hết sức đơn giản nhưng lại hiệu quả theo những cách riêng của chúng ta Ở những cấp độ nào đó chúng ta hoàn toàn có thể mong đợi tiềm năng này sẽ thành động năng để phát triển nguồn lực CNTT của đất nước trong thời gian tới Do thời lượng buổi đối thoại có hạn nên chúng tôi không thể giải đáp tất cả các vấn đề độc giả đặt ra Trân trọng cảm ơn độc giả và GS.TSKH Đỗ Trung Tá đã cùng tham gia buổi đối thoại này