DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttps://stttt.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Chủ nhật - 01/08/2010 23:42
DIC - Với vai trò quan trọng của công nghệ thông tin (CNTT) trong nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, năm học 2008 – 2009, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã triển khai năm học “Ứng dụng CNTT trong trường học”. Thực hiện yêu cầu này, các trường học ở Điện Biên đã có những ứng dụng tích cực trong soạn bài giảng, đa dạng phương pháp truyền đạt, tăng cường khai thác thông tin, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ qua diễn đàn mạng...
CNTT là phương tiện hỗ trợ nâng cao chất lượng dạy học nhưng hiệu quả của nó phụ thuộc chủ yếu vào cách thức sử dụng của giáo viên Song việc ứng dụng CNTT trong trường học luôn thường trực nỗi lo về nhân lực và hạ tầng CNTT Với một tỉnh miền núi biên giới như Điện Biên thì nỗi lo này trở thành thách thức lớn Hầu hết giáo viên chưa có trình độ tin học thậm chí những hiểu biết căn bản về tin học cũng chưa đạt nên việc phải soạn giáo án điện tử cũng như khai thác thông tin trên mạng giảng dạy theo cách trình chiếu thực sự khó khăn Để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường học cần thiết phải có đội ngũ giáo viên có thể tiếp cận và sử dụng các thiết bị CNTT Trước thực tế này Sở GD&ĐT đã thường xuyên mở các lớp đào tạo tin học đào tạo theo chứng chỉ cho đội ngũ giáo viên trong đó tập trung vào dịp hè để tạo điều kiện cho giáo viên theo học Với cách làm này hàng nghìn giáo viên các cấp học trong tỉnh đã được trang bị kiến thức tin học có thể khai thác thông tin trên mạng internet và ứng dụng vào giảng dạy Tỷ lệ giáo viên có trình độ tin học A B và có thể soạn giảng giáo án điện tử hàng năm đều tăng Hiện nay ở các trường cấp THPT trong toàn tỉnh đã đưa môn tin học vào giảng dạy chính khóa đồng thời khuyến khích giáo viên soạn giáo án điện tử giảng dạy kết hợp trình chiếu và phương pháp truyền thống Phương pháp này đã tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ học giảm sự căng thẳng cũng như thu hút sự chú ý tập trung của học sinh vào bài giảng Sở GD&ĐT cũng xây dựng đề án đưa tin học vào giảng dạy trong trường THCS khuyến khích dạy học tự chọn tin học trong trường tiểu học từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống dữ liệu toàn ngành Với sự quan tâm giúp đỡ của Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel gần 400 trường học ở Điện Biên đã được kết nối mạng internet Sở GD&ĐT cũng đã xây dựng được trang web riêng phục vụ hoạt động chuyên môn một số trường học đã bước đầu thiết kế website trở thành diễn đàn trao đổi nghiệp vụ đưa thông tin hoạt động của trường mình ngành mình Từ sự hỗ trợ của Viettel hệ thống các trường học được kết nối mạng internet gần như đã phủ kín tới khu vực có điện lưới quốc gia thậm chí ở cả một số xã vùng sâu vùng xa của huyện Mường Chà Mường Nhé Có thể thấy ngành giáo dục tỉnh nhà đã có sự đầu tư quan tâm đào tạo nhân lực CNTT và trang cấp các thiết bị căn bản về CNTT cho các trường học Đây là điều kiện cơ bản để thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT trong trường học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy Trong yêu cầu về năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT mà Bộ GD&ĐT đề ra các trường học cần triển khai các hoạt động soạn bài giảng giáo án trên máy tính khuyến khích giáo viên trao đổi chuyên môn qua website của các cơ sở giáo dục diễn đàn giáo dục của Bộ GD&ĐT tổ chức các khóa học trên mạng xây dựng thư viện điện tử Một trong những mục tiêu của chương trình ứng dụng CNTT trong năm học này là các trường phải khẩn trương xây dựng website riêng Các website này sẽ trở thành diễn đàn trao đổi nghiệp vụ cũng như thông báo hoạt động của trường mình Việc xây dựng và thành lập các website nằm trong khả năng của nhiều trường học nhưng hiện nay số lượng trường có website trên địa bàn tỉnh chỉ đếm trên đầu ngón tay Theo thống kê hiện nay ngoài trang thông tin điện tử của Sở GD&ĐT thì chỉ 2 trường THPT có website là Trường THPT thành phố Điện Biên Phủ và Trường THPT Chà Cang Mường Nhé Bước đầu các trang web này đã trở thành nơi trao đổi thông tin kết quả lịch học tập giảng dạy và chuyển tải các văn bản chỉ đạo của trường của Sở Khẳng định những kết quả nhất định khi ứng dụng CNTT trong trường học ở Điện Biên hiện nay song cũng phải thừa nhận kết quả đó còn rất hạn chế Việc khai thác sử dụng các phần mềm mã nguồn mở trong quản lý giảng dạy của các trường theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT hầu như chưa thực hiện được Đây cũng là hạn chế của hầu hết các trường học cơ sở giáo dục cả ở khu vực thành thị đồng bằng Chỉ thị số 58 CT/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành TW Đảng đã chỉ rõ ứng dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Mục tiêu đến năm 2015 đảm bảo 100% học sinh trung cấp chuyên nghiệp và học nghề được đào tạo các kiến thức và kỹ năng ứng dụng về CNTT 100% học sinh trung học cơ sở 80% học sinh tiểu học được học tin học đảm bảo đa số cán bộ viên chức được đào tạo CNTT trong công việc của mình Phấn đấu thực hiện chỉ tiêu này UBND tỉnh Điện Biên cũng phê duyệt Quy hoạch phát triển Bưu chính Viễn thông và CNTT tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020 với mục tiêu đưa Điện Biên trở thành tỉnh điện tử Để đạt được mục tiêu đó việc ứng dụng CNTT trong các trường học hiện nay cần đẩy nhanh hơn nữa đặc biệt là việc bỗi dưỡng nhân lực CNTT và đầu tư trang thiết bị đồng bộ