Chính phủ: Ban hành Nghị định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
Tin: Song Vũ
2017-09-28T20:49:52-04:00
2017-09-28T20:49:52-04:00
https://stttt.dienbien.gov.vn/vi/news/tin-tuc-tong-hop/Chinh-phu-Ban-hanh-Nghi-dinh-ve-dao-tao-boi-duong-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-3545.html
/themes/default/images/no_image.gif
DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên
https://stttt.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ năm - 28/09/2017 20:48
DIC - Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Nghị định gồm 7 Chương, 46 điều quy định về nội dung, chương trình, hình thức và quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm mục tiêu trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị. Thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm. Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả. Nghị định quy định rõ đối tượng, điều kiện đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học; điều kiện đào tạo sau đại học. Nếu cán bộ, công chức, viên chức tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo; Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp; Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết theo quy định tại Nghị định này thì phải đền bù chi phí đào tạo. Ngoài ra, nghị định cũng quy định chi tiết về hình thức, nội dung, chương trình tài liệu bồi dưỡng, quản lý chương trình bồi dưỡng, chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 21/10/2017; thay thế Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 5/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức. Đồng thời, bãi bỏ các Điều 32, 33, 34, 35 và 36 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Xem chi tiết Nghị định /uploads/news/2017_09/nd-101-dao-tao-boi-duong.pdf tại đây.