DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttps://stttt.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ ba - 19/11/2013 19:37
Ảnh minh họa
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục đẩy mạnh triển khai hiệu quả việc sử dụng văn bản điện tử trong họat động của cơ quan nhà nước.
Ngày 22/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước.Trong thời gian qua, nhiều Bộ, ngành, địa phương đã tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong công tác quản lý, điều hành, tuy nhiên kết quả còn hạn chế.Để tiếp tục đẩy mạnh triển khai hiệu quả, đồng bộ việc sử dụng văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Chỉ thị số 15/CT-TTg.Thủ tướng Chính phủ /uploads/news/2013_11/1950.pdf yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phấn đấu đạt mục tiêu, trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước các cấp, từ năm 2014, có ít nhất 55% văn bản được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử và đến hết năm 2015 phấn đấu đạt mức 80% (trong đó văn bản điện tử dạng ảnh quét, số hoá từ văn bản giấy chiếm ít hơn 50% tổng số văn bản điện tử được trao đổi nội bộ).Đồng thời, trước Quý I/2014, trừ các loại văn bản có quy định mật, 100% các văn bản, hồ sơ, tài liệu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để giải quyết công việc và 50% văn bản trao đổi giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài bộ hồ sơ giấy, đều phải gửi kèm bản điện tử của toàn bộ hồ sơ văn bản.Trong giai đoạn 2013-2015, các Bộ, ngành, địa phương phấn đấu đạt mục tiêu 60% văn bản, hồ sơ chính thức trình lên các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh để giải quyết công việc ngoài bản giấy đều phải gửi kèm bản điện tử của toàn bộ hồ sơ trình; từng bước mở rộng phạm vi áp dụng đối với văn bản trình UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện và cấp xã.Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường trao đổi văn bản điện tử giữa các đơn vị trực thuộc các Bộ, cấp sở, ban, ngành, quận, huyện tại các địa phương với nhau: Trong năm 2014 đạt 30% số văn bản, tài liệu chính thức hoàn toàn dưới dạng điện tử, 35% số văn bản dưới dạng hỗn hợp điện tử kèm bản giấy; cuối năm 2015 đạt ít nhất 50% số văn bản được trao đổi dưới dạng hỗn hợp.Đối với việc trao đổi văn bản điện tử giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tích cực, chủ động sử dụng hệ thống thư điện tử, hệ thống thông tin chuyên ngành để gửi nhận văn bản, hồ sơ giao dịch với tổ chức, doanh nghiệp.Đồng thời 100% cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước đăng tải văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo tổng hợp, thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý, dự thảo văn bản cần xin ý kiến thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước và các thông tin khác.Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu từ năm 2014, các cơ quan nhà nước đã được Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử và chữ ký số chuyên dùng khi thực hiện cần chủ động, tăng cường áp dụng chữ ký số để xác thực và gửi qua mạng các tài liệu, văn bản hành chính nhằm bảo đảm tính xác thực, toàn vẹn của nội dung và giá trị pháp lý của văn bản điện tử. Văn bản điện tử trao đổi nếu đã được xác thực bằng chữ ký số thì không phải gửi kèm văn bản giấy, trừ trường hợp có quy định bắt buộc của pháp luật hoặc quy định khác của cấp có thẩm quyền.Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện các nội dung trên theo đúng tiến độ.