Mở rộng hoạt động ngoại giao nhân dân
Bài, ảnh: Minh Thùy
2018-12-13T04:31:46-05:00
2018-12-13T04:31:46-05:00
https://stttt.dienbien.gov.vn/vi/news/Thong-tin-doi-ngoai/Mo-rong-hoat-dong-ngoai-giao-nhan-dan-3993.html
/themes/default/images/no_image.gif
DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên
https://stttt.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ năm - 13/12/2018 04:31
DIC - Ðã hơn 5 năm, kể từ khi kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới, tình cảm giữa người dân bản Pa Thơm (xã Pa Thơm, huyện Ðiện Biên, tỉnh Ðiện Biên) và bản Na Luông, cụm Sốp Hùn, huyện Mường Mày, tỉnh Phong Sa Ly (nước CHDCND Lào) đã khăng khít nay ngày càng thắm thiết, bền chặt hơn. Các hoạt động qua lại biên giới, thăm thân, trao đổi hàng hóa, tham quan du lịch... được tăng cường, đã góp phần thắt chặt mối quan hệ gắn bó, đoàn kết, hữu nghị hợp tác giữa hai bên vì hòa bình, ổn định cùng phát triển.
/uploads/news/2018_12/ngoaigiaonhandan.png Cán bộ, chiến sĩ Ðồn Biên phòng Pa Thơm trao học bổng cho học sinh Nang Khăm, bản Na Luông, cụm Sốp Hùn, huyện Mường Mày, tỉnh Phoong Sa Ly (nước CHDCND Lào) trong chương trình “Nâng bước em đến trường”. Tết cơm gói (Tết khẩu hó) của người Lào ở bản Pa Thơm được tổ chức vào rằm tháng 8 (âm lịch) vừa qua đông vui hơn, nhộn nhịp hơn bởi được đón khá nhiều bạn bè, người thân từ bản Na Luông sang chung vui. Người góp thêm con gà, ít gạo nếp nương, chút hoa quả, vui trong chén rượu chúc cho bà con trong bản Pa Thơm cả năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt và đắm mình trong vòng xòe đoàn kết. Gia đình ông Lò Văn Héo, Trưởng bản Pa Thơm tết cơm gói này nhộn nhịp hơn khi đón thêm nhiều người bạn đến từ Na Luông phía bên kia biên giới. Ông Lò Văn Héo cho biết: Gặp gỡ, giao lưu trong ngày lễ, tết cổ truyền là dịp để chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cùng nhau làm kinh tế. Chính quyền và nhân dân hai bản tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao để người dân hai bên hiểu hơn về bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc và cùng giữ gìn vun đắp cho tình đoàn kết, làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc hai bên biên giới. Thông qua việc kết nghĩa bản - bản ở Pa Thơm và Na Luông, bộ đội biên phòng cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng đứng chân trên địa bàn tổ chức tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc hai bên biên giới đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của 2 Ðảng, 2 Nhà nước; chủ quyền lãnh thổ, ý thức quốc gia, mốc quốc giới cũng như việc chấp hành các quy định của Hiệp định về Quy chế biên giới Việt Nam - Lào, Quy chế khu vực biên giới đất liền, Luật Biên giới quốc gia, tình hữu nghị đặc biệt Việt - Lào. Cũng thông qua các hoạt động kết nghĩa bản - bản, phong trào quần chúng tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn của 2 bản được nâng cao; công tác quản lý, nắm tình hình địa bàn, khu vực biên giới hai bên đối diện được tăng cường; nhân dân hai bên chấp hành thực hiện tốt việc qua lại biên giới, không xâm canh, xâm cư, chăn thả gia súc qua biên giới, phối hợp cùng nhau xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị. Cũng giống như ở bản Pa Thơm và Na Luông, đầu năm 2015 xã Sín Thầu và Sen Thượng (huyện Mường Nhé) đã tổ chức kết nghĩa với thị trấn Khúc Thủy, huyện Giang Thành, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Việc kết nghĩa này mở ra một giai đoạn mới trong tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa lực lượng bảo vệ biên giới và nhân dân sinh sống hai bên biên giới Việt Nam - Trung Quốc trên các lĩnh vực du lịch, thương mại, văn hóa ở khu vực biên giới, cùng nhau xây dựng mối quan hệ hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài. Bà Pờ Mỳ Lế, Bí thư Ðảng ủy xã Sín Thầu, cho biết: Ðồng bào các dân tộc sinh sống ở khu vực ngã ba biên giới Việt Nam - Trung Quốc - Lào từ lâu đã có mối quan hệ thân thiết với người dân ở các thôn, bản bên kia biên giới các nước láng giềng. Vì vậy, sau khi kết nghĩa, mối quan hệ tốt đẹp của cư dân hai bên biên giới được tăng cường. Thực hiện theo biên bản ghi nhớ đã ký kết, hai bên cùng nhau tuyên truyền, vận động nhân dân cùng xây dựng, vun đắp tình hữu nghị, truyền thống của hai Nhà nước, hai địa phương, truyền thống tốt đẹp lâu đời giữa các dân tộc giữa hai bên biên giới. Chính quyền, lực lượng bảo vệ biên giới hai nước tạo điều kiện thuận lợi để bà con qua lại thăm thân, trao đổi hàng hóa và tăng cường các hoạt động giao lưu, văn nghệ nhân các ngày lễ, tết truyền thống, tại các phiên chợ vùng biên giới. Hai bên cũng thường xuyên thăm hỏi, động viên, giao lưu, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc thông qua các hoạt động giao lưu thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ… để cùng nhau xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị và phát triển. Trên tuyến biên giới Ðiện Biên - Lào và Ðiện Biên - Trung Quốc, hiện đã có 9 cụm dân cư được kết nghĩa (trong đó, 8 cụm dân cư kết nghĩa trên biên giới Ðiện Biên - Lào). Thông qua công tác ngoại giao nhân dân, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã chỉ đạo các đồn biên phòng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân khu vực biên giới hiểu rõ về chủ quyền lãnh thổ, đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và rộng mở của Ðảng, Nhà nước; đấu tranh chống các luận điệu kích động, chia rẽ tình hữu nghị Việt Nam - Lào, Việt Nam - Trung Quốc; đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm... Tỉnh cũng chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương giáp biên thường xuyên củng cố mối quan hệ giao lưu, đối ngoại nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị cùng phát triển. Chủ động mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác, làm “cầu nối” cho hợp tác phát triển kinh tế, thương mại, khoa học, giáo dục, du lịch và đầu tư, tích cực tham gia bảo vệ lợi ích và chủ quyền lãnh thổ./.
Tác giả: Bài, ảnh: Minh Thùy